Page 315 - Phẩm Tam Quốc
P. 315
trọng hơn là về đức. Bề ngoài thì lần này Tào Thực đã thắng lợi, nhưng thực
tế đã thua, vì Tào Tháo đã có ấn tượng, Tào Phi nhân hậu, Tào Thực tàn
nhẫn. Dương Tu biết một không biết hai, nhìn nhận thiển cận, vì vậy mới là
thông minh vặt. Dương Tu thông minh vặt đương nhiên sẽ không đấu nổi
Ngô Chất thông minh lớn. Hơn nữa, Tào Phi chỉ có Ngô Chất là mưu sĩ, Tào
Thực hình thành cả phe đảng. Tào Tháo cũng không chấp nhận điều này.
Có điều, theo tôi, Ngô Chất tuy là cao hơn Dương Tu một bậc, nhung lại
kém Giả Hủ một tầng. Bởi vì Ngô Chất chỉ cho Tào Phi “cái thuật”, Giả Hủ
cho Tào Phi lại là “cái đạo”. Theo Tam quốc chí – Giả Hủ truyện, Tào Phi
từng cho người đến thỉnh giáo Giả Hủ, phải làm gì để có thể giữ được địa vị,
Giả Hủ trả lời luôn, chỉ mong tướng quân có thể nâng cao đạo đức, bồi dưỡng
khí tiết, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của kẻ sĩ, ân cần khẩn thiết, không
biết mệt mỏi, không vi phạm những điều hiếu đạo, thế là được (mong tướng
quân thành người đức độ, tận trách của một kẻ sĩ, sớm tối hết lòng, không
phạm đạo lý. Thế là đủ). Một số người cho đó là những lời nguyên tắc, nhung
thực chất thì đó là những lời chí tình chí lý, Giả Hủ đã nói tới những điều rất
cơ bản. Trong thực tế, dù bạn làm gì, làm công, làm quan, buôn bán, học vấn
thì quy kết lại vẫn là làm người. Làm người là điều cơ bản nhất. Làm người
thành công thì làm việc gì cũng sẽ thành công, bằng không, chỉ có thể nổi lên
được một lúc. Đó chính là điểm sáng của Giả Hủ. Tôi từng nói, Gia Cát
Lượng dùng sự thông minh tài trí vào việc trị nước, Giả Hủ lại dùng nó vào
quân mưu. Nhưng so với “ba người thợ vụng về kia” thì Giả Hủ là người trí
tuệ lớn.
Tào Phi gắng công rèn luyện theo lời dạy của Giả Hủ, (ngày ngày mài
dũa), cuối cùng được Tào Tháo tín nhiệm. Nhưng dù được Giả Hủ thức tỉnh,
nhưng rồi cái đuôi con hồ ly của Tào Phi cũng lộ ra. Theo chú dẫn Thế ngữ
của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Tân Tỉ truyện, khi được lập làm thái
tử, Tào Phi bất thần ôm lấy cổ Nghị lang Tân Tỉ: Tân quân ôi Tân quân, biết
tôi sung sướng thế nào không? Thời đó cho như vậy là tiểu nhân đắc chí, chí
ít cũng là kẻ thất thường. Ngược lại có hai người đàn bà lại rất lạnh lùng, lý
trí và lặng lẽ. Một người là Biện phu nhân, mẹ của Tào Phi, trong tập Trăm
sông về biển đã nói tới; còn một người nữa là Hiến Anh con gái Tân Tỉ. Tân
Tỉ về nhà kể với Hiến Anh những biểu hiện của Tào Phi, Hiến Anh thở dài
nói: Sao thái tử lại như vậy? Thái tử là thế nào? Thái tử là người sẽ nhận ngôi
vua trị vì đất nước. Thay vua thì phải cảm thấy đau khổ (ý là nhiệm vụ quá
nặng nề). Lẽ ra phải đau khổ, sợ hãi, đàng này lại vui mừng hớn hở, như vậy
liệu có được lâu không? E Ngụy quốc không thể phồn vinh cường thịnh mãi