Page 320 - Phẩm Tam Quốc
P. 320
vào Thục, chẳng phải là “dẫn sói vào nhà”? Bước đầu cũng là “mời thần dễ,
tiễn thần khó”. Vì vậy nhiều người đã lo ngại, nhiều người đã phản đối. Theo
chú dẫn Linh Lăng tiên hiền truyện và Lưu Chương truyện trong Tam quốc
chí – Hoàng Quyền truyện, Lưu Ba truyện, Hoàng Quyền và mấy người đã ra
sức can ngăn Lưu Chương thi hành kế đó. Hoàng Quyền nói: Tả tướng quân
(chỉ Lưu Bị) từng nổi tiếng, tướng quân mời ông ấy đến, thử hỏi phải đối đãi
thế nào? Coi là bộ hạ chăng, ông ta không vừa ý (như gặp bộ hạ, chắc sẽ bất
mãn); ngồi ngang hàng chăng, trong một đất nước không thể có hai vua
(muốn đãi như tân khách, một nước không thể có hai vua). Hai anh hùng sánh
vai, đối phương vững như Thái Sơn, còn ta như quả trứng chênh vênh (nếu
không yên như Thái Sơn thì chỉ như quả trứng xếp chổng), đừng bao giờ
dùng kế đó. Lưu Ba cũng nói: Lưu Bị là người có hùng tâm tráng khí “vào tất
có hại” không nên mời. Còn một người nữa là Vương Lụy, Vương Lụy rất
kiên quyết “dù có phải ngã dưới cửa châu cũng can gián”. Và theo Hoa
Dương đồng chí, cuối cùng thì Vương Lụy đã “tự vẫn dưới cửa châu, để làm
rõ”.
Ý kiến của Hoàng Quyền, Lưu Ba, Vương Lụy rõ ràng là đúng, nhưng Lưu
Chương đã bịt tai không nghe. Thực kỳ lạ! Dù Lưu Chương ươn hèn tới đâu
cũng không thể hồ đồ tới mức không hiểu rằng những lời nói đó là đúng, vì
sao vẫn cứ nhất nhất làm theo?
Thì ra Lưu Chương còn có tính toán khác. Theo Tam quốc chí – Lưu
Chương truyện, Trương Tùng còn nói nữa với Lưu Chương, lúc này các
tướng trong châu như Bàng Hy, Lý Dị “đều cậy công ngạo mạn” còn muốn
thông với địch làm loạn (có ý khác). Nếu chúng ta không mời Lưu Dự Châu
đến, thì một khi “địch đánh ngoài, dân đánh trong”, phiền phức to.
Câu nói đánh đúng tim đen của Lưu Chương. Đối với Ích châu chính
quyền mà Lưu Chương và người cha Lưu Yên dựng lên vẫn là chính quyền
ngoại lai. Khi Lưu Yên vào Xuyên, thân bằng cố hữu đi theo rất nhiều. Lưu
Yên coi những người này là cốt cán, còn biên chế những người từ Tràng An,
Nam Dương theo đến thành đội ngũ gọi là “Đông Châu binh”, hình thành
“Tập đoàn Đông Châu” của “Khách tịch”. Đồng thời tầng lớp sĩ tộc địa
phương cũng hình thành “tập đoàn Ích châu” của “Thổ Trước”. Mâu thuẫn
giữa hai tập đoàn này rất lớn. Lúc Lưu Yên còn sống đã phải trấn áp họ. Sau
khi kế vị, Lưu Chương cũng phải trấn áp, nhưng vẫn không yên. Vì vậy Lưu
Chương mới nghe theo Trương Tùng, đúng như lời của ngài Lã Tư Miễn
trong Tần Hán sử, vì lo có nội loạn (chư tướng trong Thục có thể gây họa bất