Page 321 - Phẩm Tam Quốc
P. 321
cứ lúc nào), nên mới mong được Lưu Bị trong tôn thất ra tay giúp đỡ. Nhưng
vô duyên vô cớ mời Lưu Bị đến thì e “mọi người sẽ sinh nghi”, vì vậy mới
mượn cớ đi đánh Trương Lỗ. Đối với Lưu Chương mà nói, thế là nhất cử
lưỡng tiện, chỉ có lợi không có hại. Lưu Chương nghĩ nên để Lưu BỊ đi đánh
Trương Lỗ. Đánh xong, Lưu sẽ phải đợi ở Hán Trung. Trường hợp Trương
Lỗ bội phản thì Hán Trung cũng chẳng còn. Để Trương Lỗ chiếm Hán Trung
chi bằng giao Hán Trung cho Lưu Bị. Lưu Bị là đối thủ sống mái của Tào
Tháo. Để ông ta trông coi Bắc môn thì chỉ việc kê cao gối mà ngủ. Hơn nữa
Hán Trung và Thục quận tuy cùng một châu nhưng lại có chính quyền riêng.
Lưu Bị ở Hán Trung, mình ở Thục thì làm gì còn chuyện “một nước không
thể hai vua” như Hoàng Quyền nói. Ngược lại còn có thể dựa giẫm, hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau hình thành một lực lượng có thể uy hiếp (tướng Thục) bên
trong, (Tào Tháo) bên ngoài. Vì vậy, ngài Lã mới nói: “với Chương thì đó là
kế hay”.
Tiếc là tình hình lại khác hẳn. Lưu Bị vào Xuyên, không những không giúp
Lưu Chương trông coi nhà cửa mà ngược lại đã ăn tươi nuốt sống Lưu
Chương. Xét về cơ bản, Lưu Chương không nên có ý nghĩ lợi dụng người
khác. Anh lợi dụng người ta, người ta không biết lợi dụng anh? Anh tính toán
với người khác, người khác không biết tính toán với anh? Lợi dụng người
khác tất bị người khác lợi dụng, tính toán với người khác tất bị người khác
tính toán lại, kết quả của việc dẫn sói vào nhà nhất định là chơi với lửa sẽ bị
lửa thiêu. Từng có những bài học về điều này. Xa không nói, gần là vết xe
người trước, Hà Tiến, Viên Thiệu đưa Đổng Trác vào Lạc Dương. Cuối cùng
vẫn là, làm người phải thành thực, không nên coi người khác là xác pháo.
Nhưng lại nói tới việc cụ thể của Lưu Chương, Lưu Chương tính sai vì có hai
điều “không nghĩ tới”.
Điều thứ nhất “không nghĩ tới”, đâu ngờ Lưu Bị không nghe theo sự chỉ
huy của mình. Điều thứ hai “không nghĩ tới”. Trương Tùng và Pháp Chính
vốn chẳng phải là đại trung thần gì, từ lâu họ đã có ý dâng Ích châu cho Lưu
Bị. Trương Tùng căm ghét Tào Tháo nên đã câu kết với Lưu Bị; Pháp Chính
câu kết với Lưu Bị vì bất mãn với Lưu Chương. Kiến An năm thứ XIII (Công
nguyên năm 208), Trương Tùng được Lưu Chương cử đi gặp Tào Tháo để tỏ
thiện chí, kết quả là xúi quẩy, bị xỉ nhục. Từ đó Trương Tùng luôn nói xấu
Tào Tháo và chủ trương liên hợp với Lưu Bị. Pháp Chính thì luôn không hài
lòng khi ở bên Lưu Chương. Trong Tam quốc chí đã nói rõ “vừa không được
dùng vừa bị người trong châu phi báng, nói mà không làm, thực bất đắc chí”,
cũng tức là Lưu Chương không trọng dụng, phe “Thổ trước” và “khách tịch”