Page 326 - Phẩm Tam Quốc
P. 326

Lưu  Chương  chỉ  cho  bốn  ngàn  quân,  những  thứ  khác  đều  giảm  một  nửa.

               Được tin, Trương Tùng thất kinh, liền viết thư cho Pháp Chính nói: việc của
               chúng ta đã sắp thành công, sao lại có thể bỏ đi (đại sự sắp thành, vì sao lại
               bỏ đi)? Kết quả bị anh trai là Trương Túc thái thú Quảng Hán tố giác. Lưu
               Chương cho giam Trương Tùng vào ngục và chém đầu.

                  Với sự hồ nghi của Lưu Chương và sự nóng vội của Trương Tùng, Lưu Bị
               đã có cớ để đánh Thục. Bấy giờ, Bàng Thống đưa ra thượng, trung và hạ ba
               sách cho Lưu Bị. Thượng sách là chọn lựa tinh binh, ngày đêm hành quân,
               đột kích vào thành Đô; hạ sách là lui về Bạch Đế củng cố Kinh châu, tính kế
               lâu dài. Lưu Bị thực hiện trung sách, giết tướng giữ cửa Bạch Thủy (nay là
               biên trại Quảng Nguyên, Tứ Xuyên) của Lưu Chương, sau đó quay lại đánh

               mạnh vào huyện Phù. Tháng năm, Kiến An năm thứ XVIII (Công nguyên
               năm 213), từ huyện Phù, Lưu Bị để Quan Vũ giữ Kinh châu, Gia Cát Lượng,
               Trương Phi, Triệu Vân đưa quân vào Thục, chia nhau chiếm đất. Mùa hạ,
               Lưu Bị công phá Lạc Thành (nay thuộc phía bắc Quảng Hán, Tứ Xuyên) rồi
               hội quân cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân, tiến vào Thành Đô.
               Lúc này Mã Siêu đã sang hàng Lưu Bị, Lưu Chương trở thành cá trong chậu.
               Theo Tam quốc chí – Lưu Chương truyện, bấy giờ Lưu Chương nói: cha con

               chúng ta hơn hai mươi năm nay ở Ích châu, chưa có ân đức gì với dân, nay
               trăm họ lại phải khổ sở trong ba năm chiến tranh, lòng ta thực không nỡ! Liền
               cho họ mở cổng thành đầu hàng. Các sử gia đánh giá khác nhau việc Lưu Bị
               đoạt Ích châu, đuổi Lưu Chương và Lưu Chương nhục nhã đầu hàng. Phần
               tôi, tôi có cùng quan điểm với ngài Trương Tác Diệu trong Lưu Bị truyện.

               Lưu Bị lòng dạ luôn ân hận vì đã phải dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi để đoạt Ích
               châu, đuổi Lưu Chương, nhưng xét về đại cục cũng không đáng trách. Lưu
               Chương chịu nhục đầu hàng để nhân dân tránh được tai nạn của chiến tranh,
               người đời sau lại trách là yếu đuối, vô năng. Không thể trách người đó là nhu
               nhược. Đối với nhân vật lịch sử cần phải có “sự đồng tình của lịch sử”.

                  Ở  đây  có  thể  bổ  sung  thêm  hai  sử  liệu.  1-  Theo  Tam  quốc  chí  –  Bàng
               Thống truyện, sau khi chiếm xong Phù huyện, Lưu Bị mở tiệc chúc mừng,
               uống rượu làm vui, còn nói với Bàng Thống: “hội hôm nay có thể coi là vui
               lắm!”. Bàng Thống nói: chiếm địa bàn người khác làm vui, e không phải là
               “quân nhân nghĩa”? Lúc này Lưu Bị đã say, liền nổi giận nói: Vũ vương đánh

               Trụ, trước ca sau múa, lẽ nào cũng không phải là người nhân? Ra chỗ khác!
               Lúc sau Lưu Bị cảm thấy không thỏa, liền triệu Bàng Thống trở lại. Bàng
               Thống cũng không xin lỗi, ngồi xuống luôn, lại ăn uống như thường. Lưu Bị
               hỏi, vừa nãy ai sai? Bàng Thống nói: quân thần đều sai. Lưu Bị cười ầm lên
   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331