Page 330 - Phẩm Tam Quốc
P. 330

“sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay bên cạnh”; còn Lưu Bị để Triệu Vân ở gần

               đề phòng bất trắc. Theo chú dẫn Vân biệt truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam
               quốc chí – Triệu Vân truyện, bấy giờ vị phu nhân này ỷ mình là em gái Tôn
               Quyền nên vô cùng “kiêu ngạo”. Bà ta đem theo nhiều quan viên và quân
               lính Đông Ngô (nhiều tướng Ngô, quan binh), tự do “tung hoành bất pháp”.
               Lưu  Bị  chẳng  còn  biện  pháp  nào,  đành  phải  để  Triệu  Vân  –  một  người
               nghiêm chỉnh, thận trọng làm “Nội vụ bộ trưởng” (nắm vững nội vụ), giúp
               mình đối phó và trông coi Tôn phu nhân – con người bỏ thì thương, vương

               thì tội.
                  Sự thực cho hay, Lưu Bị, Gia Cát Lượng lo lắng không thừa. Tháng mười
               hai Kiến An năm thứ XVI (Công nguyên năm 211), Lưu Bị đưa quân vào

               Thục. Tôn Quyền được tin đã chửi rủa Lưu Bị bội tín bội nghĩa, còn cho đội
               thuyền  đi  đón  em  gái,  Tôn  phu  nhân  chuẩn  bị  mang  theo  cả  Lưu  Thiền.
               Nhung vì Triệu Vân và Trương Phi “đem quân chặn sông”, nên việc không
               thành. Việc này thấy trong dã sử Vân biệt truyện, nhưng Tư trị thông giám lại
               tin, nên coi là thực. Theo chú dẫn Hán Tấn Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong
               Tam quốc chí – Tiên chủ mục hậu truyện lại nói Gia Cát Lượng cử Triệu Vân
               đi ngăn sông. Điều này có trong hổi sáu mươi mốt “Triệu Vân chặn sông

               giằng lại A Đẩu” trong “Tam quốc diễn nghĩa”. Rõ ràng, sau khi họ Tôn được
               gả sang Kinh châu thì phía Kinh châu không thoải mái. Đúng như lời ngài
               Trần Nhĩ Đông trong Nhàn thoại tam phân: “Gia Cát Lượng lặng lẽ chú ý
               phía sau, Triệu Vân ra vào canh giữ mặt trước, lúc nào cũng canh cánh trong
               lòng”.

                  Người em gái họ Tôn tự mình làm vậy hay do Tôn Quyền chỉ dẫn? Thực
               chẳng rõ ràng gì cả. Nếu là ý sau thì cuộc hôn nhân này là “âm mưu tháng
               trăng mật” trăm phần trăm; còn nếu là ý trước thì chúng ta không thể không
               khâm phục Tôn phu nhân là bậc “nữ nhi anh hùng”. Trong Đại trí đại dũng

               Tôn phu nhân, ngài Chúc Tú Hiệp nói: nữ nhân tài trong ba nước, Tôn phu
               nhân là số một. Tuy nhiệm vụ chưa hoàn thành, nhưng tiến thoái tuỳ ý, uy
               phong mọi mặt, lấy chồng nước khác mà như đến chỗ không người, dễ gì một
               người con gái bình thường làm được? Đúng là như vậy. Nhưng tôi cảm thấy
               một người đàn bà như vậy là bất hạnh. Lấy chồng không tự nguyện, li dị cũng
               không phải ý mình. Trong thực tế không thấy nói tới sau lúc trở về, Tôn phu

               nhân sẽ ra sao? Đương nhiên Tôn phu nhân và Lưu Bị không thể lại “Uyên
               ương trùng phùng” và người khác cũng rất khó để có được cái gọi là “Lang
               Kiều di mộng” hoặc “Hồn đoạn Lam Kiều”.
   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334   335