Page 328 - Phẩm Tam Quốc
P. 328

§32. ÂM MƯU THÁNG TRĂNG MẬT

                  Trong thời gian trận chiến Xích Bích, Tôn Quyền và Lưu Bị đã kết thành
               liên  minh  chống  kẻ  thù  chung.  Đó  là  nguyên  nhân  quan  trọng  để  hạn  chế

               địch, giành thắng lợi. Nhưng đây là nguyên nhân không bền vững. Một khi kẻ
               địch uy hiếp mạnh thì tạm thời hòa hợp; lúc lợi ích hai bên phát sinh mâu
               thuẫn, liên minh luôn có cơ bị vỡ. Thực tế, ngay trong “kỳ trăng mật”, những
               ngày vui vẻ của hai nhà Tôn, Lưu, rất nhiều âm mưu chính trị đã lần lượt xuất
               hiện. Vậy, phía Tôn Quyền đã sử dụng mưu kế gì đối với Lưu Bị?

                  Như phần trên đã nói, trận chiến Xích Bích kết thúc bằng thất bại của Tào
               Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị thừa cơ khuếch đại kết quả thắng lợi của mình.
               Và ngay trong năm đó Lưu Bị đã lấy xong bốn quận: Vũ Lăng, Trường Sa,
               Quế Dương, Linh Lăng, cử Gia Cát Lượng là quân sư Trung lang tướng, tổng
               đốc ba quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng lo “việc thuế má lấy tiền

               sung quân”. Chu Du qua đời vào năm này, tháng mười hai năm sau phá xong
               Giang Lăng. Lưu Bị dâng biểu triều đình, tiến cử Tôn Quyền “Hành xa kỵ
               tướng quân, nhận Từ châu mục”, Tôn Quyền đồng ý để Lưu Bị “chức Kinh
               châu mục”, còn gả em gái cho Lưu Bị, liên minh Tôn, Lưu bước vào “thời kỳ
               trăng mật”.

                  Nhưng đây lại là “kỳ trăng mật” đầy âm mưu. Trong thời gian này có ba sự
               kiện đáng chú ý, Tôn Quyền gả em gái, Chu Du xuất chiêu độc, Lỗ Túc cho
               mượn Kinh châu. Từ ba sự kiện này thấy rõ quan hệ giữa Tôn, Lưu là mong
               manh. Trước tiên, nói tới sự kiện thứ nhất – Tôn Quyền gả em gái.

                  Tôn Quyền gả em gái là âm mưu chăng? Thực khó nói. Tam quốc diễn
               nghĩa nói đó là một âm mưu, còn nói đó là chủ ý của Chu Du. Khổng Minh
               đoán  biết  âm  mưu  đó,  và  tương  kế  tựu  kế,  thế  rồi  Lưu  Huyền  Đức  động
               phòng ân ái, Chu Công Cẩn xin lỗi phu nhân và lui quân. Nhưng đó là diễn
               nghĩa, thật khó tin. Còn về đoạn hôn nhân này, Tam quốc chí – Tiên chủ

               truyện chỉ vẻn vẹn có mấy chữ: “(Lưu) Kỳ ốm chết, mọi người đưa Tiên chủ
               làm Kinh châu mục, trị Công An. Quyền hơi sợ, gả em để giữ”. Công An là
               huyện Công An, Hồ Bắc, vốn tên là Du Giang khẩu, còn là Du Khẩu. Lưu Bị
               đã đổi tên thành Công An. Trị sở Kinh châu đặt tại Tương Dương, nhưng Tào
               Tháo đã chiếm Tương Dương, nên trị sở chức Kinh châu mục tự phong của

               Lưu Bị đành phải để ở Công An.
                  Lưu Bị có được bốn quận trong số bảy quận của Kinh châu và tuy là bốn
               quận  nghèo  nhất,  nhung  dần  dà  Tôn  Quyền  đã  không  dám  xem  thường
   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333