Page 325 - Phẩm Tam Quốc
P. 325
Vân lo hậu cần, còn mình và Bàng Thống dẫn quân ngược dòng lên phía tây,
tiến về phía Ích châu. Do trước đó đã có lời mời của Lưu Chương, nên Lưu
Bị Tây tiến trên đường có treo đèn xanh. Theo Tam quốc chí, Lưu Bị “nhập
cảnh như về nhà”, tiến vào nước khác như về nhà mình. Lưu Chương thân tự
Thành Đô đến huyện Phù (nay là thị trấn Cẩm Dương, Tứ Xuyên) nghênh
tiếp, chủ khách vui mừng gặp mặt. Lun Chương còn giúp Lưu Bị rất nhiều
vật tư. Theo Tam quốc chí – Tiên chủ truyện, Lưu Bị lúc đó “hơn ba vạn
quân, xe giáp binh khí vật tư rất nhiều” đủ để đối phó với Trương Lỗ. Vậy
Lưu Bị đã đi chưa?
Chưa.
Lưu Bị nhận xong vật tư của Lưu Chương thì đưa quân lên bắc, đến huyện
Phù của Lưu Chương và vùng Gia Manh (nay là vùng biên Quảng Nguyên,
Tứ Xuyên), giáp ranh giữa Bình Dương quan và Trương Lỗ thì dừng lại. Lưu
Bị dừng ở Gia Manh để làm gì, liệu có tiến đánh Trương Lỗ hay không?
Phải nói tới nguyên nhân thứ ba khiến Lưu Bị thành công. Lưu Bị thật lợi
hại.
Như trên đã nói, Lưu Bị từ lâu đã muốn lấy Ích châu. Lưu Bị và Gia Cát
Lượng đã bàn chuyện này ở Long Trung. Nay có thêm cơ hội là lời mời của
Lưu Chương. Lời khuyên của Pháp Chính, Bàng Thống như thêm gió để phất
cờ. Nhìn lại thấy Lưu Bị không hổ là một nhà chính trị. Trương Tùng, Bàng
Thống chỉ được coi là chính khách. Theo Tiên chủ truyện và Bàng Thống
truyện trong Tam quốc chí, lúc hai họ Lưu gặp mặt ở huyện Phù, Trương
Tùng và Bàng Thống kiến nghị Lưu Bị nên giết luôn Lưu Chương (Pháp
Chính nói lại, ý Trương Tùng là vậy). Lưu Bị nói với Pháp Chính “đây là
việc lớn, không thể làm bừa”, còn nói với Bàng Thống “vừa vào nước người,
ân tín chưa lớn, không làm như vậy”, về mặt chính trị, Lưu Bị cao minh hơn
cánh Trương Tùng và đã lưu lại Gia Manh “tưới rải ân đức, thu phục lòng
dân”, chờ đợi thời cơ.
Cơ hội nói đến là đến. Theo Tam quốc chí – Tiên chủ truyện, tháng mười
Kiến An năm thứ XVII (Công nguyên năm 212), Tào Tháo Nam chinh Tôn
Quyền. Tháng mười hai, Tôn Quyền cầu cứu Lưu Bị. Lưu Bị liền viết thư cho
Lưu Chương nói: Tôn Quyền với mình như môi với răng, Quan Vũ ở Kinh
châu thế đơn lực mỏng, Trương Lỗ bất quá chỉ là tên giặc cố thủ không đáng
ngại, nên nhờ Lun Chương cấp cho một vạn binh mã, quân trang quân dụng
để trở về cứu viện Kinh châu. Lưu Chương vốn đã nghi ngờ việc làm của
Lưu Bị ở Gia Manh, nay lại nói “muốn đi về đông” nên lại càng nghi. Vì vậy