Page 329 - Phẩm Tam Quốc
P. 329

(Quyền hơi sợ), thế nên “gả em để giữ”, tức là muốn thông qua quan hệ hôn

               nhân để củng cố liên minh. Đây là ý tốt, ít nhất cũng không phải ác ý. Hơn
               nữa đó cũng là biện pháp đã có từ xưa, Tào Tháo và Tôn Quyền đã có loại
               quan hệ đó. Vậy, gọi là “hôn nhân chính trị” còn được; gọi là “âm mưu chính
               trị” e không thoả đáng. Nếu cần, chỉ có thể gọi là “kế mưu” hoặc “dương
               mưu”.

                  Có điều, phần hôn nhân đó có hạnh phúc không, đôi vợ chồng đó có hợp
               được  không,  có  thể  bàn  xem.  Ít  ra  thì  tuổi  tác  cũng  không  hợp.  Lúc  Tôn
               Quyền gả em gái, bản thân mới hai mươi chín tuổi, em gái mới chừng mười
               chín tuổi, Lưu Bị đã bốn mươi chín tuổi. Vì vậy, lúc kịch diễn tới đoạn lấy
               vợ, Lưu Bị được “Kiều Quốc lão” bảo lấy thuốc ô tu nhuộm cho râu đen lại.

               Thực ra không có việc này, vì Lưu Bị làm gì có râu. Tam quốc chí – Chu
               Quần truyện nói rất rõ: “Tiên chủ không có râu”. Sách đó còn viết, lúc Lưu
               Bị và Lưu Chương gặp mặt ở huyện Phù, cùng ngồi còn có một người nữa là
               Trương Dụ. Dụ râu đầy mặt. Lưu Bị còn châm biếm người này bằng một câu
               nói vui, ý là “lông lợn che kín cả miệng” cũng nói với câu nói kiểu đó, ý của
               Trương Dụ là “không có lông lộ ra cái mõm lợn”. Lưu Bị cứ canh cánh trong
               lòng việc đó, về sau đã kiếm cớ giết Trương Dụ, Gia Cát Lượng ra mặt cứu,

               nhưng cứu không được. Cách nói của Lưu Bị là, dù là hoa lan, nhưng nếu
               vướng cửa, cũng phải nhổ đi! Đương nhiên đó là chuyện sau này hoặc chỉ là
               tình tiết thêm vào, chúng ta nên nói sang chuyện em gái Tôn Quyền!

                  Em  gái  Tôn  Quyền  nghe  nói  tên  là  Tôn  Nhân.  Tên  không  có  chữ  đệm
               giống bốn người anh của mình: Tôn Sách, Tôn Quyền, Tôn Dực, Tôn Khung.
               Tôn Nhân xuất thân trong gia đình Tôn thị, được gả cho châu mục Kinh châu,
               là tiểu thư số một Giang Đông, là đệ nhất phu nhân Kinh châu, nên không thể
               xem thường. Theo Tam quốc chí – Pháp Chính truyện, Tôn tiểu thư “tài dũng
               mãnh, như mấy người anh”. Người hầu hạ ở cạnh có hơn trăm, ai nấy cầm

               dao đứng thành hai hàng. Mỗi lần Lưu Bị vào phòng của tiểu thư thì thường
               là “lo lắng lẫm lẫm”. Lẫm lẫm, Từ Hải giải nghĩa là mặt lành lạnh, mặt lo
               ngại, mặt kinh hãi, loại giải thích thứ ba cũng chính là đoạn viết trên. Tức là,
               một người đã trải qua trăm trận như Lưu Dự châu, mỗi lần vào gặp vị phu
               nhân này đều cảm nhận một luồng khí lạnh, trong lòng thấy kinh hãi. Loại
               kinh hãi này nói như chú dẫn Tư trị thông giám của Hồ Tam Tỉnh là “sợ bị

               người khác giết”.
                  Về điểm này, Gia Cát Lượng và Lưu Bị đều đã rõ. Vẫn theo Tam quốc chí
               – Pháp Chính truyện, về sau khi nhớ lại đoạn lịch sử này, Gia Cát Lượng nói:
   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334