Page 334 - Phẩm Tam Quốc
P. 334
Lưu Bị là hai kẻ thù lớn của Đông Ngô.
Lỗ Túc lại nghĩ khác.
Lỗ Túc và Chu Du là bè bạn thân thiết. Trước trận chiến Xích Bích, hai
người có chung quan điểm, cần phải liên hợp với Lưu BỊ, chống lại Tào
Tháo. Nhưng sau đó, tình hình lại khác. Chu Du chủ trương nuốt Lưu để lớn
mạnh, Lỗ Túc kiên trì liên Lưu chống Tào, thế là tập đoàn Giang Đông đã
biến thành hai phái, phái “nuốt Lưu” Chu Du cầm đầu, phái “liên Lưu” Lỗ
Túc cẩm đầu. Tuy vậy, trước lúc lâm chung Chu Du vẫn đề cử Lỗ Túc thay
mình. Đó là điều khiến chúng ta luôn phải kính trọng Chu Du. Vì thế, không
hay sau này Lỗ Túc có biết đền ơn đáp nghĩa mà thay đổi thái độ chăng?
Lúc này phải nói tới điều kiện thứ ba – Lỗ Túc cho mượn Kinh châu.
Sau khi thay chân Chu Du, Lỗ Túc đã điều chỉnh chính sách, thuyết phục
Tôn Quyền đưa Giang Lăng cho Lưu Bị. Đó gọi là “cho mượn Kinh châu”.
Phần trước đã nói, “cho mượn Kinh châu” là cách nói chưa thật đúng. 1- Lưu
Bị đâu có muốn cả Kinh châu. Lưu Bị muốn cũng không được, Tôn Quyền
cũng không cho. Nam Dương và một phần Nam quận đã thuộc Tào Tháo,
Lưu Bị làm sao có thể mượn ở Tôn Quyền? Thực tế, cái mà Lưu Bị “mượn”
chỉ là Nam quận, và là một phần của Nam quận là Giang Lăng. Vì vậy, không
thể nói là “cho mượn Kinh châu”, chỉ có thể nói là “mượn Giang Lăng”. 2-
Cứ coi là “cho mượn Giang Lăng”, nhưng cũng chưa đúng, bởi vì Lưu Bị
muốn có Giang Lăng, nhưng không thể gọi là “cho mượn”. Điều này đã có
người giải thích. “Chấp Nhị Sử Lễ Ký – cho mượn Kinh châu là sai” của
Triệu Dực đời Thanh nói: thế nào gọi là “cho mượn”? Bạn có một vật nào đó,
tạm cho người khác dùng, đấy mới gọi là “mượn” (vật vốn là của tôi, tạm đưa
cho người khác). Vậy, Kinh châu cũng được, Giang Lăng cũng được, đều là
của Tôn Quyền? Không, Kinh châu vốn của Lưu Biểu. Lưu Biểu chết, lại
thuộc về người con. Vì vậy, sau trận chiến Xích Bích, Lưu Bị dâng biểu đề
cử Lưu Kỳ là Thứ sử Kinh châu, và chưa hề nói Kinh châu là của mình, về
sau Lưu Kỳ lâm bệnh, qua đời, Lưu Bị được mọi người đề cử thay thế là
Kinh châu mục. Theo quan hệ kế thừa, Kinh châu phải là của Lưu Bị. Kinh
châu là của Lưu Bị, Giang Lăng và Nam quận đương nhiên phải là của Lưu
Bị. Chỉ vì Giang Lăng bị Chu Du chiếm, nên mới đến đòi lại. Vì vậy, “Tư trị
thông giám” không nói là “mượn Quyền một số quận Kinh châu” mà nói là
“cầu đô đốc Kinh châu”. Vì vậy xét từ quan hệ kế thừa và quan hệ thuộc
quyền, Lưu Bị muốn có Giang Lăng từ Tôn Quyền, chỉ có thể nói là “đòi
Kinh châu”, không thể nói “mượn Kinh châu”.