Page 339 - Phẩm Tam Quốc
P. 339

§33. ÁO TRẮNG QUA SÔNG

                  Việc tranh giành Kinh châu vào năm Kiến An năm thứ XX được kết thúc
               do Tôn Quyền, Lưu Bị thỏa hiệp, cùng nhau chia đất, nhưng cả hai đều không

               thỏa  mãn.  Tôn  Quyền  nghe  theo  Lã  Mông,  lấy  việc  đoạt  Kinh  châu  làm
               nhiệm vụ hàng đầu; Quan Vũ lại lợi dụng một cơ hội có lợi, phát động chiến
               tranh đoạt lấy Tương Dương, Phàn Thành từ tay Tào Tháo. Ba nhà Tào, Tôn,
               Lưu đã mở rộng cuộc đấu tranh vừa trí vừa dũng trên cả vùng Kinh châu.
               Vậy, kết quả của cuộc đấu tranh đó như thế nào?

                  Kiến An năm thứ XXII (Công nguyên năm 217), Lỗ Túc qua đời, Lã Mông
               là người thay thế.

                  Đây là câu chuyện thú vị. Phần trên đã nói, sau trận chiến Xích Bích, nội
               bộ tập đoàn Giang Đông chia thành hai phái: phái “nuốt Lưu” và phái “liên
               Lưu”. Sau khi Chu Du phái “nuốt Lưu” qua đời, Lỗ Túc người chủ trương
               “liên Lưu” thay thế. Sau khi Lỗ Túc phái “liên Lưu” qua đời, lại được thay
               thế bằng Lã Mông, người chủ trương “nuốt Lưu”. Đúng là ba mươi năm Hà
               Đông lại ba mươi năm Hà Tây, phong thủy luân lưu thay đổi, tiếng hô “nuốt
               Lưu đoạt Kinh” bắt đầu vang dậy ở Giang Đông.

                  Vậy Lã Mông là ai, vì sao Lã Mông lại chủ trương “nuốt Lưu đoạt Kinh”?

                  Lã Mông cũng coi như là bạn của Lỗ Túc, họ đi lại với nhau kể ra có nhiều
               điều vui. Theo Tam quốc chí – Lã Mông truyện, cuối năm Kiến An năm thứ
               XV (Công nguyên năm 210), Chu Du lâm bệnh qua đời, Lỗ Túc thay thế, Lỗ
               Túc đường đến Lục Khẩu phải đi qua đất của Lã Mông. Bấy giờ, có người đề
               nghị Lỗ Túc phải đến chào Lã Mông. Người đó nói: Lã tướng quân lúc này

               công lao, danh tiếng ngày càng lớn, chúng ta không thể cư xử với tướng quân
               như trước. Lỗ Túc nghĩ cũng phải, đã đi thăm Lã Mông, nhưng thực sự trong
               thâm tâm không mấy quan tâm. Chúng ta đều biết, Lã Mông xuất thân bần
               hàn, không học hành, không đọc sách. Nếu muốn dâng sớ, viết thư thì cứ đọc
               đã có người khác chấp bút. Mọi người luôn có cảm giác Lã Mông là kẻ vũ
               phu hữu dũng vô mưu. Lỗ Túc có phần xem thường (có ý xem nhẹ Mông).

                  Nhưng lần gặp mặt này làm Lỗ Túc thấy sợ. Lỗ Túc đến thăm Lã Mông,
               Lã Mông bày tiệc tiếp đón. Sau ba tuần rượu, Lã Mông nói: lần này các hạ
               nhận trọng trách, lại ở cạnh Quan Vũ, xin hỏi đã có những mưu kế gì để
               phòng bất trắc? Lỗ Túc vốn xem thường Lã Mông, nên đã thuận miệng nói

               luôn, tùy cơ ứng biến là được. Lã Mông nói: có lẽ không nên! Lúc chúng ta
               và Lưu Bị bề ngoài như người một nhà, kỳ thực Quan Vũ là hổ, gấu, lẽ nào
   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344