Page 340 - Phẩm Tam Quốc
P. 340

không có phòng bị? Còn đưa ra năm cơ mưu với Lỗ Túc. Lỗ Túc nghe xong,

               đã bỏ chỗ ngồi đến bên Lã Mông, tay vuốt lưng Lã Mông miệng nói: Lã Tử
               Minh ôi Lã Tử Minh, thực không ngờ tài lược người anh em đã tới mức này!
               Rồi, Lỗ Túc vào nhà trong bái kiến mẹ Lã Mông, từ đó hai người kết thành
               bè bạn thân thiết rồi mới tạm biệt.

                  Trong chú dẫn Giang Biểu truyện của Bùi Tùng Chi đã nói tỉ mỉ chuyện
               này. Nghe nói khi đó Lỗ Túc sờ lưng Lã Mông nói: người anh em lớn à, vẫn
               tưởng ông chỉ biết đánh trận! Thì ra học vấn cũng nhiều, không còn là “Ngộ
               hạ A Mông” năm nào! Lã Mông nói: “lâu không gặp, mọi thứ đã thay đổi”!
               Đại ca (anh cả) nghĩ xem Quan Vũ là người như thế nào? Cần mẫn hiếu học,
               thuộc lòng Tả truyện, cương nghị quyết đoán, hùng khí mười mươi, nhưng

               cũng thanh cao tự phụ, cả tiếng sỉ nhục người khác. Đối phó với một người
               như vậy có thể không cần một kế sách đặc biệt, hơn người hay sao? Rồi hiến
               kế cho Lỗ Túc. Lỗ Túc “kính mà nhận, giữ kín không lộ ra”.

                  Vậy thì vì sao Lã Mông có thể từ một người “trẻ tuổi thô lỗ” trở thành
               “người mưu lược”? Chính là nhờ Tôn Quyền chỉ dẫn bảo ban. Theo Giang
               Biểu truyện, Tôn Quyền từng nói với Lã Mông và Tưởng Khâm, hai người
               lúc này đã làm quan, cần phải đọc sách nhiều hơn. Lã Mông nói: việc quân
               nhiều vô kể, còn đâu thời gian mà đọc sách! Tôn Quyền nói: cô đâu có muốn
               hai người phải là tri thức, là bác sĩ? Cũng chỉ là hiểu thêm một chút lịch sử

               thôi! Hai người bận việc chẳng nhẽ lại bận hơn cả cô đây? Quang Vũ đế Nam
               chinh Bắc chiến tay không rời sách, Tào Mạnh Đức là nguyên lão trong triều
               mà vẫn ham học, sao các ngươi không gắng sức? Thế rồi Lã Mông bắt đầu
               đọc sách, đọc nhiều hơn nhiều nho sinh.

                  Lã Mông vốn là người có trí nhớ tốt, thấu hiểu rất nhanh, là người từng
               trải. Một khi đã đọc sách là thấu lý lẽ. Có điều, cái lý mà Lã Mông hiểu lại
               khác với Lỗ Túc. Lỗ Túc cho rằng, Tào Tháo là kẻ thù hàng đầu, cần phải
               hiệp đồng với Lưu Bị, cùng nhau chống giặc, Lã Mông khác ý. Lã Mông cho
               rằng: Quan Vũ là một đại anh hùng, luôn có bụng nuốt Ngô để phát hiển. Lưu
               Bị luôn có lợi vì ở trên thượng du, liên minh với họ sẽ không lâu dài, nên đã

               “ngầm có mật kế” cho Tôn Quyền. Theo Tam quốc chí -Lã Mông truyện,
               “mật kế” nói tới hai vấn đề, 1- Đối kháng với Tào Tháo có nhất thiết phải dựa
               vào Quan Vũ không; 2- Quan Vũ có đáng tin cậy không? Lã Mông nói với
               Tôn Quyền: chúa công có thể phái cử Tôn Hiệu ra đóng ở Nam quận, Phan
               Chương ra Bạch Đế, Tưởng Khâm thống lĩnh một vạn quân tuần tra vùng
               thượng du Trường Giang, bản thân mạt tướng xin thay chúa công ra đóng ở
   335   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345