Page 337 - Phẩm Tam Quốc
P. 337
Lỗ Túc trách Quan Vũ, nói: bỉ quốc có ý tốt cho quý phương mượn đất (quốc
gia lấy đất cho bên khanh mượn), vì quý quân vừa bại trận, lại từ xa đến,
không có chỗ đặt chân. Lúc này các vị đã lấy được Ích châu thì nên trả Kinh
châu. Bên tôi chỉ cần ba quận, các vị đều không chịu trả! Lời vừa dứt, một
người bên phía Quan Vũ đã xen vào nói, đất đai trong thiên hạ chỉ thuộc về
người có đức, có cái gì là vĩnh hằng bất biến! Lỗ Túc nghiêm mặt trách mắng
người đó, Quan Vũ liền cầm dao đứng dậy nói với người này, đây là điều
chúa công suy nghĩ, ngươi hiểu cái gì! Rồi ra hiệu cho người đó ra chỗ khác,
hội đàm không có kết quả?
Thực ra, Lỗ Túc nói không đúng. Khi Lưu Bị “mượn Kinh châu” đâu phải
“quân bại từ xa đến, không còn thứ gì”. Ba quận mà Tôn Quyền đòi – Trường
Sa, Quế Dương, Linh Lăng đâu phải của Đông Ngô, mà là của Lưu Bị lấy
được, vậy bằng vào cái gì mà phải trả lại? Lẽ nào chỉ “mượn” Nam quận thì
coi là Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng cũng là “mượn” hay sao? Chính lời
chú dẫn Ngô thư của Bùi Tùng Chi mới có phần hợp lý. Theo Ngô thư, Quan
Vũ nói: trong trận chiến Xích Bích, Tả tướng quân (Lưu Bị) thân ra trận dũng
mãnh chống địch, lẽ nào lại là công cốc, đến một chút địa bàn cũng không có,
có một chút bên ấy lại đến đòi? Lỗ Túc nghe xong, lại chống chế. Lỗ Túc,
Quan Vũ bàn bạc chẳng đi tới đâu, chỉ còn một cách gặp nhau ngoài chiến
trường.
Chiến tranh, chừng sắp nổ ra.
Lỗ Túc rất đau khổ về chuyện đó. Là lãnh tụ “phía liên minh” bên Đông
Ngô (Gia Cát Lượng là lãnh tụ “phía liên minh” bên Lưu Bị), Lỗ Túc không
muốn có kết quả đó, Gia Cát Lượng ở tận Thành Đô chắc cũng không muôn
thế.
Lúc này Tào Tháo đang giúp đỡ họ. Tháng ba năm đó Tào Tháo tây chinh
Trương Lỗ, tháng bảy tiến vào Hán Trung. Tin tức truyền đến, lập tức Lưu Bị
hiểu rõ lúc này không phải là lúc trở mặt với Tôn Quyền, nên đã phái người
đến cầu hòa với Tôn Quyền. Tôn Quyền cũng không muốn giao tranh với
Lưu Bị, nên đã phái Gia Cát Cẩn đi đàm phán. Cuối cùng hai bên đã đi tới
thỏa thuận, phân chia Kinh châu lấy Tương Thủy làm ranh giới. Từ phía đông
Trường Giang, Giang Hạ, Quế Dương quy về Tôn Quyền, từ phía tây Nam
quận, Linh Lăng, Vũ Lăng quy về Lưu Bị, Nam Dương và Tương Dương
Nam quận vẫn thuộc về Tào Tháo. Lưu Bị mất khu vực phía đông Tương
Thủy, nhưng tránh được Tào Tháo và Tôn Quyền kẹp đánh từ hai phía, có thể
coi là “bỏ đất đổi lấy hòa bình”.