Page 341 - Phẩm Tam Quốc
P. 341

Tương Dương. Chỉ cần bố quân như vậy thì sợ gì Tào Tháo (không phải lo

               lắng về Tháo) hà tất còn phải dựa vào Quan Vũ (không cần dựa vào Vũ)?
                  Hơn nữa Quan Vũ không đáng tin. Lã Mông nói: Quan Vũ là quân thần,
               khéo biết cưỡng đoạt, phản phúc không lường, không bao giờ được coi là
               người của mình (không được coi như tâm phúc). Sớm muộn gì họ cũng sẽ trở

               mặt với chúng ta. Sở dĩ lúc này họ còn chưa ra tay vì còn chúa công thần vũ
               thánh minh, còn mạt tướng và những người khác. Nếu lúc này không hạn chế
               ngay đi, chờ khi mọi người chúng ta đều ô hô ai tai, thì còn kịp nữa không?

                  Tôn Quyền thấy như vậy là đúng, nhưng ít nhiều còn băn khoăn vì giữa
               Kinh châu và Từ châu chưa biết nên lấy cái nào trước. Lã Mông nói: lấy Từ
               châu thì không khó, nhưng khó là có giữ được hay không. Từ châu là vùng
               đất dễ lấy, thích hợp để kỵ binh miền Bắc tung hoành. Nay chúng ta lấy Từ
               châu thì mai Tào Tháo sẽ đến cướp. E rằng bảy tám vạn người cũng không
               giữ được. Chi bằng trừ khử Quan Vũ trước, chiếm cứ cả vùng Trường Giang,

               thế lực chúng ta sẽ lớn mạnh. Tôn Quyền cảm thấy lý luận đó hết sức tinh tế.
                  Trên lập trường của tập đoàn Giang Đông, Lã Mông rất chuẩn xác. Theo
               Tam quốc chí tuyển chú của ngài Miêu Việt, Lã Mông nói những lời đó vào

               năm Kiến An năm thứ XVI (Công nguyên năm 211). Lúc đó Lưu Bị đã vào
               Thục, nhưng chưa lấy được Thục. Nhưng sau khi lấy được Thục, Lưu Bị vẫn
               không trả Kinh châu, Tôn Quyền cũng không đòi được, đúng là “Không nên
               coi như tâm phúc”, cũng đúng là tập đoàn Giang Đông chỉ có thể đoạt lại
               Kinh châu bằng vũ lực. Lã Mông sáng suốt đã đoán trước được điều đó.

                  Có điều Quan Vũ vẫn là Quan Vũ, đâu muốn trừ khử là trừ khử được, cần
               có thời cơ. Năm Kiến An thứ XXIV (Công nguyên năm 219) mới có cơ hội.
               Theo Tư trị thông giám, tháng năm năm đó, Lưu Bị đoạt được Hán Trung từ
               tay Tào Tháo; tháng bảy, tự xưng là Hán Trung vương đưa quân về Thành
               Đô, cử Hứa Tĩnh là Thái phó, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả

               tướng quân, Hoàng Trung là Hậu tướng quân. Hàng loạt những tin vui đã cổ
               vũ tập đoàn Lưu Bị, thêm vào đó, Tôn Quyền đang tiến công Hợp Phì ở phía
               Đông, Quan Vũ liền thừa thế phát động chiến tranh Tương, Phàn đoạt lấy
               Tương Dương và Phàn Thành.

                  Cuộc chiến này thực kinh hồn lạc phách. Lúc này, Tào Tháo vừa từ Hán
               Trung, lui quân về đến Tràng An, nghe tin Quan Vũ đánh phá Phàn Thành,
               liền  phái  Tả  tướng  quân  Vu  Cấm  đem  quân  tăng  viện.  Tướng  giữ  Tương,
               Phàn Tào Nhân để Vu Cấm và Lập nghĩa tướng quân Bàng Đức giữ phía bắc
               Phàn Thành. Vu Cấm là tướng yêu được Tào Tháo cất nhắc, Tam quốc chí –
   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346