Page 335 - Phẩm Tam Quốc
P. 335
Vậy thì từ đâu lại nói là “cho mượn Kinh châu”? Từ Tam quốc chí – Lỗ
Túc truyện nói: “Bị đến Kinh gặp Quyền, cầu đô đốc Kinh châu, duy Túc
khuyên Quyền cho mượn, cùng nhau chống Tào”. Sau này Lỗ Túc gặp Quan
Vũ cũng nói: “vốn đã cho bên nhà mượn đất”. Chú dẫn Giang Biểu truyện
của Bùi Tùng Chi trong Tiên chủ truyện cũng nói: “Từ Quyền mượn mấy
quận Kinh châu”. Rõ ràng đây là cách nói bên phía Đông Ngô. Họ nói vậy là
theo lý của họ. Trong những năm chiến tranh, không còn gì là “quyền thừa
kế” nữa. Ai lấy được vùng đất nào bằng vũ lực thì vùng đất đó là của họ. Bạn
muốn lấy hoặc muốn đòi lại thì phải dùng vũ lực. Lưu Bị không thể dùng vũ
lực với Tôn Quyền, nên đành phải nhẫn nhịn nói là “mượn”. Đương nhiên,
chúng ta cũng không rõ lúc đó Lưu Bị đã nói những gì? Có thể là ấp úng
bằng mấy từ “cầu đô đốc Kinh châu”, về phía Tôn Quyền có thể hiểu là
“mượn Kinh châu”.
Nhưng cũng vì chữ mượn đó, mấy nét bút, gây mầm hoạ, cuối cùng đã phá
vỡ liên minh Tôn, Lưu. Bởi vì Tôn Quyền không muốn cho Lưu Bị mượn lâu
dài, về phần mình, Lưu Bị lại không muốn “trả”. Lưu Bị nghĩ, Nam quận và
Giang Lăng vốn là của mình, sao lại phải “trả”? Coi như là “mượn” đi, nhưng
là “hổ mượn lợn”. Nghĩ rằng cả hai phía Tôn, Lưu đều hiểu rõ cái lý đó. Thế
là, chúng ta lại có một câu hỏi: Vì sao Tôn Quyền lại đồng ý cho Lưu Bị
mượn Kinh châu?
Điều chủ yếu là để đối phó với Tào Tháo. Theo chú dẫn Hán Tấn Xuân
Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí -Lỗ Túc truyện, lúc Lưu Bị đến
Kinh Khẩu “cầu đô đốc Kinh châu”, Chu đề nghị giam lỏng Lưu Bị, Lã Phạm
có cùng chủ trương đó, Lỗ Túc ngược lại, không đồng ý. Lý do Lỗ Túc
thuyết phục Tôn Quyền là “uy lực Tào công quá lớn”, cần có thêm lực lượng
của Lưu Bị để chống lại Tào Tháo. Khuyên Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn đất
cũng với nguyên nhân ấy, tức là “cùng cự Tào công”. Lỗ Túc truyện còn nói:
nghe được tin này, Tào Tháo đang viết, đã để “rơi bút xuống đất”. Những
điều này tuy được ghi trong chính sử, nhưng vẫn có người không tin. Tư trị
thông giám khảo dị của Tư Mã Quang nói: “e Tháo không sợ đến như vậy”.
Nhưng rõ ràng việc này là điều bất lợi với Tào Tháo!
Người hời nhất là Lưu Bị. Lưu Bị có mảnh đất chiến lược đó, tiến có thể
đánh, lui có thể giữ. Tôn Quyền cũng được lợi (không lợi đã không làm). 1-
Củng cố liên minh Tôn – Lưu, Tào Tháo không dám tuỳ tiện xuống phía
nam; 2- Giải trừ được mối lo từ phía sau, có thể rảnh tay giải quyết vấn đề
nội bộ; 3- Với danh nghĩa cho “mượn đất”, có thể triển khai thế lực đến các