Page 324 - Phẩm Tam Quốc
P. 324

mời, không thể nói đây không phải là cơ hội. Huống hồ, đúng như lời Gia Cát

               Lượng nói trong Tam quốc chí – Pháp Chính truyện, lúc đó Lưu Bị bị kẹp
               giữa Tào Tháo và Tôn Quyền, bên cạnh còn có Tôn phu nhân nhìn ngó, có
               nhiều khó khăn, không thể không phát triển về hướng tây. Vì vậy, Lưu Bị vừa
               muốn làm, lại vừa phải suy nghĩ. Vì lẽ đó, khi ghi lại mấy lời này Tư Mã
               Quang đã sửa đi một chút, từ câu phủ định chữa thành câu phản vấn, không
               còn là “Ta không lấy” mà là “làm sao đây”, có thể nói là tinh tế và chuẩn xác.

                  Bàng Thống hiểu rõ những suy nghĩ đó, nên đã giúp Lưu Bị giải tỏa được
               nhiều điều. Bàng Thống nói: phàm là việc phải có đường lối, có quyền lực,
               không nên cứ cố chấp (lúc quyền biến không thể chỉ nói một câu là xong).
               Thôn tính nhược tiểu, công kích ngu muội, là điều muôn thuở. Chỉ cần phong

               cho họ một nước lớn, thế là xứng đáng rồi! Nay chúng ta không lấy, sớm
               muộn gì người khác cũng lấy.
                  Nói vậy là cả vú lấp miệng em, giậu đổ bìm leo. Cướp đất người khác còn

               gọi là “báo nghĩa”, “không thất tín”, đúng là cách nói của lũ cướp. Kỳ thực
               thì Bàng Thống hoàn toàn có thể nói năng hay ho hơn. Bàng Thống có thế
               nói, nghĩa, không thể không cần, không thể không nói tới. Nhưng cũng có
               nhiều loại nghĩa. Có chính nghĩa, có đạo nghĩa, có tín nghĩa, có tình nghĩa,
               không thể làm được tất cả các điều đó. Nếu không thể cùng lúc có được vừa
               tay gấu vừa tay cá, thì nên bỏ nghĩa nhỏ mà lấy nghĩa lớn. Chống lại giặc

               Tào, hưng phù Hán thất, bình định thiên hạ, đó là nghĩa lớn. So sánh một
               chút, ân nghĩa với Lưu Chương là nghĩa nhỏ. Đạo lí lớn quản đạo lý nhỏ. Vì
               sự tồn vong của thiên hạ, đành phải đụng tới Lưu Quý Ngọc. Vả cái chúng ta
               muốn là đất chứ không phải là đầu của Lưu Chương. Hơn nữa, đối với tướng
               quân Quý Ngọc, bị Tào Tháo thôn tính không bằng nhường cho chúng ta, chí
               ít chúng ta cũng cư xử thỏa đáng hơn!

                  Có  điều  Bàng  Thông  đã  không  nói  như  vậy  và  Lưu  Bị  cũng  không  hỏi
               thêm. Xem ra cái mà Lưu Bị cần lúc đó chính là câu nói này. Chỉ cần nói qua
               thôi hoặc bản thân thấy được là xong. Và đúng là “hôm nay không lấy, người
               khác sẽ được lợi”. Vả Lưu Chương cũng chẳng thể giữ được Ích châu. Nếu

               vậy để Tào Tháo, Tôn Quyền chiếm, không bằng để Lưu Bị ta chiếm! Đối
               với phía Tôn Quyền cũng dễ giải thích. Vì lần ra quân này không phải để
               chiếm địa bàn, mà là được mời đến giúp Lưu Chương, chí ít về danh nghĩa là
               như vậy.

                  Rồi vào tháng mười hai năm Kiến An năm thứ XVI (Công nguyên năm
               211), Lưu Bị để Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi giữ Kinh châu, Triệu
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329