Page 322 - Phẩm Tam Quốc
P. 322
đều kể xấu, Pháp Chính rất bất mãn. Trương Tùng bị Tào Tháo làm nhục,
Pháp Chính bất mãn về Lưu Chương, hai người thân thiết với nhau và đều
cho rằng Lưu Chương chẳng nên cơm cháo gì (Lưu Chương sẽ chẳng làm
được gì), họ trở thành “nội tuyến” của Lưu Bị ở Ích châu, dâng cả bản đồ cho
Lưu Bị. Ai đem dâng tấm bản đồ đó? Tam quốc diễn nghĩa, theo chú dẫn Ngô
thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Tiên chủ truyện nói là Trương
Tùng, nhưng các nhà học thuật lại cho hay, mấy điều ghi trong Ngô thư
không đáng tin cậy. Tư trị thông giám khảo dị của Tư Mã Quang nói: Trương
Tùng không hề gặp Lưu Bị, trong Lưu Bị truyện của ngài Trương Tác Diệu
cũng nói: mấy truyện kể trong Tam quốc diễn nghĩa “đều không tồn tại”. Vậy
có khả năng Pháp Chính đã dâng tấm bản đồ đó. Sau khi từ chỗ Tào Tháo về,
Trương Tùng luôn chủ trương phải kết hợp với Lưu Bị và đề cử Pháp Chính
làm “người liên lạc”. Theo Tam quốc chí – Pháp Chính truyện, Pháp Chính
từ chỗ Lưu Bị trở về, luôn ca tụng Lưu Bị hùng tài đại lược (nói Tiên chủ là
hùng lược) với Trương Tùng. Hai người ngầm bàn nhau tôn Lưu Bị làm vua
(cùng mật bàn, nguyện cung phụng). Có thể là lần này, Pháp Chính đã “dâng
bản đồ”.
Xem ra, lần này Lưu Chương cử Pháp Chính đem bốn ngàn quân nghênh
đón Lưu Bị vào Thục, không chỉ là “dẫn sói vào nhà” mà còn là “mang lễ vật
ra tận cửa”. Theo Tam quốc chí – Pháp Chính truyện và Tư trị thông giám,
Pháp Chính gặp Lưu Bị. Pháp Chính nói: bằng vào sự anh minh của tướng
quân, có thêm bọn Trương Tùng làm nội ứng, đối phó với Lưu Chương nhu
nhược, hoàn thành đại nghiệp chẳng dễ như trở bàn tay sao?
Lưu Bị nghe lời Pháp Chính nhưng còn do dự (Bị nghi chưa quyết). Lại có
thêm Bàng Thống đến hùn vào. Bàng Thống tự Sĩ Nguyên, người Tương
Dương. Tam quốc chí nói: Bàng Thống từng là bộ hạ của Lưu Biểu. Giang
Biểu truyện nói: Bàng Thống còn là bộ hạ của Chu Du, chức vụ đều là Công
tào. Công tào là quan văn lo chuyện hàng ngày. Sau khi Lưu Bị nhận chức
Kinh châu mục, Bàng Thống đến với Lưu Bị là “tòng sự” kiêm chức huyện
lệnh Lỗi Dương, vẫn là một biện sự viên, về sau bị bãi quan. Theo Tam quốc
chí – Bàng Thống truyện, bấy giờ Lỗ Túc có thư gửi Lưu Bị nói: Bàng Thống
không chỉ để làm huyện quan, mà nên trọng dụng mới có cơ thể hiện hết tài
năng. Gia Cát Lượng cũng nói như vậy. Lưu Bị mới nói chuyện với Bàng
Thống, thấy rõ “đại khí”, liền để Bàng Thống và Gia Cát Lượng đảm nhiệm
chức vụ quan trọng (cùng Lượng là quân sư Trung lang tướng), thân cận đãi
ngộ chỉ dưới có Gia Cát Lượng (thân đãi thấp nhiều so với Gia Cát Lượng).