Page 323 - Phẩm Tam Quốc
P. 323
Việc này có mấy điểm đáng ngờ. Thứ nhất, theo Tương Dương ký của Tập
Tạc Xỉ người Tấn, ngài Bàng Đức từng nói: Gia Cát Lượng là Ngọa Long,
Bàng Thống là Phượng Sồ. Tam quốc diễn nghĩa mượn lời ngài Thủy Kính
nói: “hai người được một là có thể yên thiên hạ”, nhưng sao lúc họ ở chỗ Lưu
Bị, đãi ngộ ban đầu lại khác biệt đến như vậy? Thứ hai, Lưu Bị là người cầu
hiền như khát nước, khi nghe nói “Ngọa Long”, “Phượng Sồ” sao có thể xem
thường Bàng Thống? Thứ ba, người đầu tiên tiến cử Bàng Thống với Lưu Bị
sao lại là Lỗ Túc? Vì sao sau khi Lỗ Túc đã tiến cử Gia Cát Lượng mới “có
lời với tiên chủ”? Trong Lưu Bị truyện của Trương Tác Diệu đã hỏi vấn đề
này. Có điều chúng ta cũng không rõ lắm, có nhiều khả năng là cách nói
trong Tương Dương ký không chuẩn xác. “Ngọa Long” thì có, nhưng
“Phượng Sồ” thì không.
Trong thực tế cũng không thể xét Bàng Thống ngang Gia Cát Lượng. Bàng
Thống chỉ có công giúp Lưu Bị lấy được Ích châu. Theo chú dẫn Cửu Châu
Xuân Thu và Tư trị thông giám của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Bàng
Thống truyện, Pháp Chính hiến kế, Lưu Bị do dự, Bàng Thống liền ra sức cổ
vũ. Bàng Thống nói: Kinh châu này (chỉ bốn quận Kinh châu Lưu Bị đang
có) vừa không giầu có vừa không lớn mạnh, cần tiền không có tiền, cần
người không có người, mặt đông có Tôn Ngô, mặt bắc có Tào Tháo, rất khó
hình thành nên thế chân vạc. Ích châu “nước giầu dân mạnh, hàng trăm vạn
dân”, dân khỏe ngựa mạnh đủ để chi dùng, muốn thành đại nghiệp tất phải có
nó.
Lưu Bị vẫn lưỡng lự, nói: không được đâu! Nay thế của Tào Tháo như
nước và lửa với chứng ta. Tào Tháo gay gắt, chúng ta phải khoan hòa; Tào
Tháo tàn bạo, chúng ta phải nhân từ; Tào Tháo gian trá, chúng ta phải trung
hậu. Từng việc chúng ta phải khác với Tào Tháo mới thành công (phải ngược
với Tháo, việc mới thành). Nếu chỉ vì một nguyên nhân nhỏ mà thất tín với
thiên hạ thì không nên làm! Ngài Trương Tác Diệu cho là “nói không thật
lòng”. Còn tôi thì cho là nửa giả nửa thật. Theo Gia Cát Lượng, lấy Ích châu
làm căn cứ, thực hiện mơ ước thành bá nghiệp, hưng Hán thất, có thể coi là
“chuyện nhỏ” được sao? Rõ ràng là “việc lớn”! Nhưng Lưu Bị vẫn thấy
vướng, đó là thực, bởi Lưu Bị luôn tương phản với Tào Tháo – “Tháo lấy
cấp, ta lấy khoan; Tháo lấy bạo, ta lấy nhân; Tháo lấy gian, ta lấy trung”. Chữ
“lấy” làm động từ, có nghĩa ngang như chữ “mượn”. Tức là Lưu Bị lấy
“ngược với Tháo” làm tiêu chuẩn, làm sách lược. Lúc này Lưu Chương mời,
muốn ta giúp đỡ, nếu ta diệt họ thì ăn nói sao đây. Có điều theo quy hoạch
của Gia Cát Lượng, trước sau gì cũng phải lấy Ích châu. Việc Lưu Chương