Page 310 - Phẩm Tam Quốc
P. 310
lấy đích (con vợ cả) không lấy trưởng”. Nếu vợ cả có hai con trở lên hoặc vợ
cả không sinh con, sẽ lập người lớn tuổi nhất, không tính đến phẩm hạnh và
tài năng, gọi là “lập đích lấy trưởng không lấy hiền”. Đương nhiên, không
phải tuyệt đối không lập hiền, vì lập hiền cũng có lý. Lập vua hiền là có lợi
cho nhân dân cho đất nước, mọi người có thể đồng tình. Một khi đã hết cách
mới lập yêu, vì đó hoàn toàn là do tình cảm, thể nào cũng gặp điều không
hay. Tóm lại, việc lập thái tử phải theo lệ sau, trước tiên lập con vợ cả, thứ
đến lập trưởng, thứ nữa lập hiền, cuối cùng lập yêu. Lập Tào Phi là lập con
vợ cả và cũng là lập trưởng; lập Tào Thực là lập yêu. Bạn cho biết họ Tào sẽ
lập ai? Đúng vậy, Tào Tháo là người không mấy trọng quy chế, không theo
một quy trình nhất định, nhưng đâu dám mắc tội “lập yêu”, vả Tào Tháo đâu
chi yêu riêng một mình Tào Thực.
Có thể có người nói: Tào Tháo lập Tào Thực không phải “lập yêu”, mà là
“lập hiền”. Tào Tháo luôn chủ trương “có tài là dùng” đâu chịu trói buộc bởi
quan niệm truyền thống? Đương nhiên sẽ lập người tài hoa nhất là Tào Thực!
Điều này tưởng như là thực, nhưng không phải. Đúng, Tào Thực là con người
kỳ tài, nhưng là một thiếu niên tài tử. Theo Tam quốc chí – Tào Thực truyện,
Tào Thực biết làm văn khi còn rất nhỏ. Tào Tháo đọc tác phẩm của Thực, đã
vô cùng kinh ngạc, hỏi có phải đã nhờ người viết hộ không (mày nhờ người
sao?) Tào Thực trả lời: “mở miệng thành câu, cầm bút thành bài, mong được
thử ngay, việc gì phải nhờ”. Sau này khi đài Đồng tước xây xong, Tào Tháo
lệnh các con lên đài làm thơ, Tào Thực “cầm bút thành bài, rất hay, Thái tổ
thấy lạ”, rõ ràng là có tài về văn thơ.
Nhưng vấn đề là, chọn thái tử không phải là chọn chủ tịch hiệp hội nhà
văn, không thể chỉ là viết lách tốt hay không tốt, còn phải xem xem có tài
năng về chính trị không, về mặt này Tào Tháo từng đã thử thách Tào Thực và
kỳ vọng ở sau này. Kiến An năm thứ XIX (Công nguyên năm 214), Tào Tháo
đánh Tôn Quyền, để Tào Thực giữ Nghiệp Thành. Tào Tháo đã tâm sự với
con, lúc hai mươi ba tuổi cha làm Đốn binh lệnh, lúc này hồi tưởng lại thấy
không có gì phải hối hận. Lúc này con cũng hai mươi ba tuổi, tự biết phải làm
gì! Tào Thực biểu hiện như thế nào đây? Tam quốc chí – Tào Thực truyện
không nói gì, có thể là không tồi nên phần sau mới có câu “mấy lần suýt nữa
được là thái tử”. Nhưng sau này biểu hiện lại không tốt, kết quả là thất sủng.
Ở đây còn nhiều điểm đáng ngờ. 1- Lúc Tào Thực lưu giữ Nghiệp Thành
đã có những biểu hiện đột xuất gì? Nếu có, sao không thấy sử sách ghi chép?
2- Lúc đầu Tào Thực thể hiện không tồi, vì sao sau này lại trở thành kém cỏi?