Page 305 - Phẩm Tam Quốc
P. 305

không đúng với câu hỏi. Tào Tháo nổi giận bừng bừng, cho gọi Dương Tu

               đến hỏi. Dương Tu không dám giấu phải nói thực hết. Kết quả là thế nào? Vì
               thông minh ít, nên đã lỡ chuyện lớn, Tào Tháo bất mãn là dễ hiểu.
                  Tệ hơn nữa là việc Dương Tu muốn thể hiện bản lĩnh của mình trước mặt
               mọi người. Theo Thế Thuyết tâm ngữ – Tiệp Ngộ, một lần Tào Tháo đi thị

               sát phủ tướng quốc mới xây, xem xong không nói gì, chỉ cho người viết một
               chữ “hoạt” trên cửa. Dương Tu liền cho tháo cửa ra làm lại. Giải thích rằng,
               chữ “hoạt” trong chữ “môn” là chữ “khoát”, thừa tướng chê cửa quá to. Một
               lần khác, có ngươi biếu Tào Tháo một hộp pho mát đường, Tào Tháo ăn một
               miếng rồi viết chữ “hợp” lên nắp hộp và đưa cho mọi người. Mọi người chưa
               hiểu, Dương Tu cầm hộp và ăn luôn, còn nói: chẳng phải “mỗi người một

               miếng” sao? (chữ hợp gồm ba chữ: nhân, nhất, khẩu). Nếu nói đó chưa phải
               là hành động thô thiển, khiếm nhã thì những biểu hiện của Dương Tu trong
               quân đã làm Tào Tháo có ý muốn giết rồi. Theo chú dẫn Cửu Châu Xuân Thu
               của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Vũ đế kỷ, Kiến An năm thứ XXIV
               (Công nguyên năm 219), Tào Tháo thống lĩnh đại quân từ Tràng An ra Tà
               Cốc, tiến quân vào Hán Trung, chuẩn bị quyết chiến với Lưu Bị. Nào ngờ
               Lưu  Bị  lại  ém  quân  chỗ  hiểm,  cố  thủ  không  đánh.  Tào  Tháo  muốn  đánh

               nhưng không tiến được, muốn thủ lại không có chỗ, chiến thủ vô sách, tiến
               thoái đều khó. Một hôm bộ hạ xin khẩu lệnh trong quân, Tháo chỉ nói “kê
               lặc” (lườn gà). Dương Tu nghe xong, đi thu dọn hành trang luôn. Mọi người
               vội hỏi vì sao lại làm như vậy. Dương Tu nói: món lườn gà này ăn thì vô bổ
               vứt thì tiếc, Ngụy vương dự định về nhà.

                  Lần này Dương Tu lại đoán đúng, nhưng sợ lần này Dương Tu sẽ mất đầu.
               Quả nhiên, chưa đến nửa năm sau, Tào Tháo đã giết Dương Tu. Theo Điển
               lược, tội Dương Tu là “tiết lộ ngôn giáo, giao kết chư hầu”, tương đương với
               các tội tiết lộ bí mật quốc gia, câu kết bè đảng, nói lời mê hoặc dân chúng.

                  Nghe đâu trước khi chết Dương Tu từng nói với người khác: chết thế này
               còn là muộn. Nhưng nếu Dương Tu cho rằng mình chết do can hệ tới Tào
               Thực thì chết như vậy là không rõ ràng. Dương Tu không hiểu mình đang

               sống trong thể chế chuyên chế mà Tào Tháo là một trong mấy kẻ “chúa nghi
               kỵ” trong thể chế đó. Loại nhân vật này luôn luôn nghi kỵ và đề phòng. Họ
               sợ nhất và hận nhất những ai đoán thấu tâm can của mình. Bởi vì muốn duy
               trì nền thống trị độc tài chuyên chính của mình thì phải thi hành chính sách
               ngu dân và đường lối chính trị đặc vụ. Họ muốn nắm vững tất cả về người
               khác nhưng lại không muốn người khác biết được suy nghĩ của mình trừ cái
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310