Page 302 - Phẩm Tam Quốc
P. 302
châu xác chết đầy đường. Nay vương sư tới đây, chưa nghe nói tới ban bố
nhân nghĩa, hỏi han phong tục, cứu dân khỏi cảnh lầm than, đã nói tới được
thêm bao nhiêu binh giáp, mở rộng thực lực, chẳng nhẽ đó là điều già trẻ gái
trai trong châu kỳ vọng ở minh công sao? Lời nói nghiêm nghị đúng mực đó
làm cho tân khách ở bên sợ hãi bạc mặt, Tào Tháo vội vã xin lỗi Thôi Diễm
và sự tự đắc kia cũng biến mất. Đây là lời nói đúng, nói thẳng khiến mọi
người phải nể phục, nhưng cũng từ đó, trong lòng người ta có u nhọt. Lần này
giết người là để báo thù năm đó. Trong cuốn Phẩm nhân lục tôi đã nói tới
quan điểm này.
Có thể là như vậy chăng? Có thể. Đừng quên rằng trong thời đại chuyên
chế những kẻ nắm quyền lực, luôn không thích có bộ hạ chống lại mình, họ
luôn muốn đả kích báo thù, công báo tư thù, ngay cả những vị hoàng đế bất
tài vô năng cũng luôn dùng thủ đoạn đó đối với quan viên. Đối với họ không
có vấn đề nghĩ hay không nghĩ mà chỉ có vấn đề có thể hay không có thể; Cái
khác nhau chỉ là, báo thù vào lúc nào. Có người thì trở mặt luôn, thi hành tức
khắc; nhưng cũng có người vì mục tiêu xa hơn, lợi ích lớn hơn mà nhẫn nhịn,
rồi tính sổ sau. Kẻ trở mặt ngay là kẻ thô lỗ nông cạn, người tính sổ sau là
người gian hùng. Với cái chết của Thôi Diễm rõ ràng Tào Tháo là gian hùng.
Kiến An năm thứ IX kết án đến năm Kiến An thứ XXI mới giết người, Tào
Tháo đã chờ mười hai năm, coi như đã biết chờ đợi.
3- Có thể là lo liệu hậu sự. Những năm cuối đời, Tào Tháo thường phải lo
nghĩ việc lập người nối dõi, nên lập Tào Phi nhiều tuổi nhất, hay lập Tào
Thực có tài nhất. Thế là có thư dán kín ngầm hỏi các quan, mong được nói rõ
ý kiến của mình. Vì Tào Tháo muốn bí mật trưng cầu ý kiến, nên mọi người
cũng trả lời bằng thư dán kín. Duy có Thôi Diễm là thượng thư Ngụy quốc
(bí thư chính trị) “để lộ” (không dán thư) trả lời công khai. Thôi Diễm nói:
theo nghĩa trong Xuân Thu, lập tự nên là trưởng, hơn nữa Ngũ Quan Trung
lang tướng (Tào Phi) là người nhân hiếu, thông minh, nên thừa chính thống.
Thôi Diễm tôi nguyện lấy cái chết giữ đúng đạo. Tào Tháo xem xong hết sức
kinh ngạc. Bởi vì Tào Thực là cháu rể của Thôi Diễm. Thôi Diễm không tiến
cử Tào Thực lại tiến cử Tào Phi, rõ là chí công vô tư. Tào Tháo “thở dài mãi”
rồi bổ nhiệm Thôi Diễm là Trung úy Ngụy quốc (Vệ đội trưởng cung đình
kiêm tư lệnh vệ thủ kinh đô).
Nhìn bề ngoài thấy, việc này không thể là nguyên nhân khiến Thôi Diễm bị
giết, bởi vì Thôi Diễm đã nhất trí với chủ trương của Tào Tháo. Nhưng Bùi
Tùng Chi lại có chú thích thêm mấy câu sau, theo Thế ngữ – vợ Tào Thực,