Page 297 - Phẩm Tam Quốc
P. 297

§29. CHÂN TƯỚNG MỆNH ÁN

                  Tào Tháo tạo ra án oan, giết chết Khổng Dung; ngầm tỏ dâm uy, bức chết
               Tuân Úc. Điều đó nói rõ Tào Tháo là nhân vật quyền cao thế mạnh trong lĩnh

               vực chính trị, quyết không cho phép bất kỳ ai phản đối đường lối chính trị
               của mình. Cả việc hoài nghi cũng không được; đồng thời cũng chỉ ra những
               nhược điểm chủ yếu về mặt chính trị của Tào Tháo. Vậy, từ nguyên nhân
               chính trị nào khiến Tào Tháo phải giết Thôi Diễm và Dương Tu?

                  Ở ba tập trước, chúng ta nói đến cái chết của Nễ Hành, Khổng Dung và
               Tuân Úc. Thấy ngay, nguyên nhân chết của ba người không giống nhau, cách
               chết cũng khác nhau. Nễ Hành tính khí bực dọc hay phá bĩnh, quan hệ không
               rộng,  chỉ  là  cá  nhân,  không  hình  thành  một  lực  lượng  chính  trị  nói  chung
               hoặc một tập đoàn chính trị, nên Tào Tháo không giết. Tuân Úc đã hát điệu
               phản, nhưng cũng chỉ là cá nhân, không đại diện cho thế lực hoặc tập đoàn

               nào, còn là một đại công thần, nên Tào Tháo đã không giết công khai. Sau
               khi chết, Tuân Úc còn được hậu đãi “ban thụy là kính”. Khổng Dung luôn hát
               điệu phản, lại đại diện cho thế lực chống đối trong triều, ngoài xã hội, đối mặt
               trong một thời gian dài, nên Tào Tháo không chỉ công khai xử tội chết mà
               còn giết cả nhà, gia thêm tội danh, suốt đời mang tiếng xấu. Làm như vậy để
               nói lên điều gì? Tào Tháo đã vạch rõ ranh giới về mặt chính trị. Tào Tháo có
               thể nhẫn nhịn khi người khác làm mình mất sĩ diện (cũng có khi không nhẫn

               nhịn được) nhưng tuyệt đối không cho phép bất kỳ ai phản đối đường lối
               chính trị và công việc cụ thể của mình. Người nào cả gan dám phản đối, nhất
               định Tào Tháo sẽ giơ dao đồ tể tiêu diệt luôn, ngay cả một công thần như
               Tuân Úc cũng không ngoại lệ, nói chi tới Thôi Diễm, Dương Tu.

                  Án xử chết Thôi Diễm là án oan lớn thời đó, nhiều lúc Tào Tháo còn phải
               nhớ lại. Ngay như Trần Thọ – người không dám viết về Khổng Dung cũng
               phải thốt lời “cả thế gian phải thương tiếc, đến nay vẫn là oan”. Để làm rõ
               điều này, trước hết phải xem Thôi Diễm là loại người nào, rồi mới nói tới vì
               sao phải chết.

                  Tôi chỉ có thể nói về Thôi Diễm bằng mười sáu chữ: văn võ toàn tài, trọng
               thần triều đình, chính nhân quân tử, đức cao vọng trọng. Thôi Diễm tự Quý
               Khuê  người  thành  Đông  Vũ,  Thanh  Hà  (nay  là  vùng  Tây  Bắc  huyện  Vũ

               Thành,  Sơn  Đông).  Tam  quốc  chí  –  Thôi  Diễm  truyện  nói:  lúc  nhỏ  Thôi
               Diễm thích đánh kiếm, say mê võ thuật, không thạo đường ăn nói. Năm hai
               mươi ba tuổi được làng xóm coi là “chính tốt”, hàng năm phải làm dao dịch
               (lao dịch) một thời gian (gồm lực dịch hoặc quân dịch). Sau lúc trở thành văn
   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302