Page 299 - Phẩm Tam Quốc
P. 299
“có bụng phỉ báng”, làm gì có những lý do đó. Theo Tam quốc chí – Thôi
Diễm truyện thì sự việc là thế này: sau khi Tào Tháo là Ngụy vương, có
người tên là Dương Huấn có biểu ca tụng công đức của Tào Tháo. Một số
người bàn tán biểu chương, cho đó là sự ứng hợp quyền thế, lừa bịp dối trá.
Họ bàn tiếp đến Thôi Diễm, cho là một “bộ trưởng tổ chức” đã không làm
tròn nhiệm vụ trong vấn đề Dương Huấn làm quan. Thôi Diễm liền tìm đọc
biểu chương của Dương Huấn, sau đó gửi cho Dương Huấn một bức thư ngắn
nói, “xem biểu, việc coi như là được! Thòi gian trôi qua sẽ có thay đổi”. Có
người đem bức thư đó mật báo với Tào Tháo, từ đây mà có vụ án đó.
Vì sao Thôi Diễm lại viết bức thư này? Thôi Diễm có động cơ và suy nghĩ
gì? Thực khó lòng để biết chính xác đó là gì? Trần Thọ cho rằng: Thôi Diễm
có ý châm biếm những kẻ phản đối kia “kẻ bàn tán kia thực đáng trách, chẳng
có tình lí gì”. Nhưng đúng là bức thư đó có phần hàm hồ, từ ngữ lờ mờ hiểu
sao cũng được. Tạm dịch thế này: ta đã xem biểu chương, sự tình có thể coi
là được. Thời gian ôi thời gian, sẽ biến đổi theo thời gian, nhất định tình
huống sẽ biến đổi! Điều mấu chốt ở đây là: việc có thể coi là được kia là việc
gì và tình huống sẽ biến đổi kia là tình huống nào. Những cái đó có thể hiểu
như thế này: lời lẽ trong biểu chương của Dương Huấn có thể coi là được
hoặc việc Dương Huấn dâng biểu chương có thể coi là được. Hiểu như vậy là
hiểu qua sự việc, thuận lí thành lời.
Nhưng người báo mật kia lại giải nghĩa khác. Anh ta dịch ra như thế này:
Ta đã xem biểu chương, những việc người họ Tào kia làm có thể coi là được!
Thời gian a thời gian, rồi sẽ có biến. Vì vậy Tào Tháo tức giận nói: Trăm họ
sinh con gái thường nói là “sinh con gái thôi”, cũng tức là sinh con gái mà,
“tạm gọi là được”. Nhưng “thôi” là từ không hay. “Rồi sẽ có biến”, nói như
vậy là thiếu khiêm tốn, có dụng ý khác! Thôi Diễm liền bị xử côn hình luân
đồ, cắt tóc, làm lao dịch. Với một người nhân phẩm và tướng mạo hoàn hảo,
địa vị và phẩm đức cao sang như Thôi Diễm thì đó là sự sỉ nhục to lớn. Tuy
vậy, Thôi Diễm vẫn thản nhiên, hành vi sắc thái như thường, không hờn giận
sợ sệt, không uốn gối van xin. Kẻ mật báo nọ lại đến nói với Tào Tháo, Thôi
Diễm không hề nhận tội, hối cải. Tào Tháo liền hạ lệnh: Thôi Diễm tuy nhận
hình phạt, nhưng vẫn kết giao với tân khách, nhà cửa đông đúc như ngoài
chợ; vẫn vuốt râu khi nói năng, vẫn trừng mắt lúc nhìn người, bụng dạ như có
nhiều điều bất mãn! Thế rồi ban Thôi Diễm tội chết. Ngụy lược kể lại tường
tận chuyện này: Bấy giờ Tào Tháo phái người đến báo với viên quan phụ
trách án, sau ba ngày phải có tin. Mấy hôm sau viên quan phụ trách việc giám
sát đến báo nói: Thôi Diễm bình an vô sự. Tào Tháo tức giận nói: chẳng nhẽ