Page 295 - Phẩm Tam Quốc
P. 295
xong, đã kể lại ở khắp nơi, ảnh hưởng thật tệ hại. Nễ Hành đã chết không còn
người đối chứng, biết thế nào đây. Theo tôi, có thể đây là lời Nễ Hành nói
cho Khổng Dung nghe, nhưng Tào Tháo lại bảo là Khổng Dung nói vậy, thì
nhiều lắm cũng là lời nói quàng xiên, có sai nhưng không có tội. Nhưng đó là
thời đại Tào Tháo không nghĩ tới nhân quyền, ngay như “phỉ báng âm thầm”
cũng là có tội, huống chi đây lại là lời “công kích điên cuồng”! Đương nhiên
là đáng chết, 3- Tào Tháo từng nói “có tài thì dùng”, cướp chị dâu nhận vàng,
bất nhân bất hiếu có hề gì, vậy sao chỉ vì bất hiếu mà giết người? Lẽ nào nói
mà không làm, tự vả vào mặt mình? Hơn nữa đây chỉ là mấy lời bất hiếu của
Khổng Dung, Tào Tháo lại quy kết thành đường lối tổ chức, chính sách nhân
sự, lẽ nào lại không đáng giết? Có điều, chúng ta lại không thể hỏi Tào Tháo
mấy lời đó. Đúng như ngài Lỗ Tấn đã nói: “Nếu chúng ta đến hỏi Tào Tháo
thì e rằng Tào Tháo sẽ giết nốt chúng ta!”.
Tào Tháo giết Khổng Dung với tội danh bất hiếu là có dụng ý. Lần nữa
chứng tỏ Tào Tháo là chính trị gia đầy mưu kế, còn Khổng Dung làm việc
như con mọt sách. Trước hết, Hán triều luôn chủ trương trị thiên hạ bằng đạo
hiếu. Tào Tháo giết Khổng Dung, chứng tỏ mình luôn ủng hộ hiếu đạo, ủng
hộ hiếu đạo cũng tức là ủng hộ Hán thất. Việc làm quang minh chính đại,
đồng thời còn rửa sạch được mối nghi ngờ Tào Tháo “cướp quyền”. Về mặt
chính trị Tào Tháo lại được thêm một phiếu. Thứ nữa, làm thế không chỉ tiêu
diệt xong thể xác Khổng Dung, còn có thể hạ thấp danh dự Khổng Dung,
nghĩ xem, là cháu đời thứ XX của Khổng Tử lại chủ trương bất hiếu thì nhân
phẩm còn giữ được không? Một người phản bội tổ tiên, lẽ nào lại không đáng
chết? Hiển nhiên, Tào Tháo không chỉ muốn giết chết Khổng Dung mà còn
muốn Khổng Dung mang tiếng xấu muôn đời. Chiêu này thực độc ác và lợi
hại. Vì vậy khi Trần Thọ viết Tam quốc chí đã không dám đưa truyện Khổng
Dung vào.
Nói thêm, Tào Tháo giết Khổng Dung, ngoài việc tiêu diệt kẻ khác phái,
còn có mục đích muốn chỉnh phong sửa khí. Có điều phong khí chẳng có
quan hệ gì với hiếu hay bất hiếu, nhưng lại quan hệ lớn đến chính trị. Chúng
ta đều biết, những năm cuối thời Đông Hán có danh sĩ gắng giữ mình trong
sạch, và cũng có kẻ uốn gối cầu vinh. Nhưng bất kể là loại thanh lưu nào, đều
có chung một đặc điểm, tài khí lớn tính khí cũng lớn hoặc không có tài khí
nhưng tính khí lớn. Họ tự cho mình là thanh cao, không chịu đi lại với lũ tục
nhân, cũng không chịu hợp tác với người cầm quyền, hoặc vờ không biết có
sự hợp tác đó. Nếu chỉ là cá nhân giở trò thì không có gì đáng ngại, đàng này
họ lại muốn đưa tác phong tính khí đó vào lĩnh vực chính trị, tạo nên ảnh