Page 292 - Phẩm Tam Quốc
P. 292
những người đó đã nói nhỏ với Lưu Biêu, rằng Nễ Hành ca ngợi tướng quân
nhân ái khoan dung, thực chất ngầm chỉ tướng quân có lòng nhân của đàn bà,
không biết quyết đoán, thế tất sẽ thất bại. Lời đó chích đúng vào điểm yếu
của Lưu Biểu. Thực tế thì Nễ Hành không nói vậy. Nhưng cứ cho là Nễ Hành
đã nói thì ai mà không tin. Kết quả Lưu Biểu tức giận, đuổi Nễ Hành sang
chỗ Hoàng Tổ. Cách nói của Hậu Hán thư là, “Thái thú Giang Hạ Hoàng Tổ
nóng nảy, mới đẩy Hành sang đó”. Chúng ta đều biết, Tào Tháo để Nễ Hành
sang chỗ Lưu Biểu vì biết Lưu Biểu khoan dung, có thể cho Nễ Hành một lối
thoát. Tào Tháo mong muốn Nễ Hành sửa đổi. Tháo muốn biết sau này ra sao
(nhìn xem thế nào). Lưu Biểu biết Hoàng Tổ thô bạo, nhưng vì không dung
nổi, nên mới đẩy Nễ Hành sang đó, thậm chí có ý mượn dao giết người.
Nhưng liệu Nễ Hành có hiểu Hoàng Tổ là người như thế nào không? Vì sao
không chịu thu bớt kiếm đi? E rằng chỉ là bệnh nhân đã sắp chết, không mắng
người không sống nổi.
Vì vậy có ba nguyên nhân khiến Nễ Hành phải chết. 1- Nễ Hành tự tìm đến
cái chết. 2- Lưu Biểu mượn dao giết người. 3- Xã hội thời đó là đen tối. Hơn
nữa nói tới cùng, Nễ Hành chết vì không có pháp chế, không có nhân quyền.
Thái thú Giang Hạ chỉ vì sĩ diện mà tùy tiện giết người, thế là chủ nghĩa gì?
Là chuyên chế chủ nghĩa! Như vậy là xã hội gì? Là xã hội đen tối! Nhưng dù
là một xã hội có pháp chế có nhân quyền thì cũng chẳng có ai quý mến Nễ
Hành. Trong số văn sĩ chết oan thì Nễ Hành ít được đồng tình nhất. Bởi vì Nễ
Hành không hề biết tôn trọng người khác, không biết làm người, mở miệng là
những lời ngông cuồng, đã không nể mặt người khác, cũng không cho mình
đường rút, đả kích khắp nơi, cũng tức là mất nhân dân. Nễ Hành phạm nhiều
sai lầm.
Kết luận là: Nễ Hành không đáng chết, nhưng cũng không đáng để học tập,
càng không nên ca tụng như một anh hùng.
Còn cái chết của Khổng Dung thì lại khác.
Các nhà bình luận thường coi Nễ Hành và Khổng Dung là nhân vật cùng
loại. Trong số văn nhân đương thời, quan hệ của hai người này là rất tốt. Hai
ngươi đều lưu lại tiếng xấu. Theo Hậu Hán thư – Khổng Dung truyện, lúc
Tào Tháo giết Khổng Dung, có người phát hiện, Khổng Dung và Nễ Hành
luôn tâng bốc lẫn nhau. Nễ Hành coi Khổng Dung là “Trọng Ni bất tử”,
Khổng Dung lại đề cao Nễ Hành là “Nhan Hồi phục sinh”. Nhiều tài liệu
thường nói tới Nễ Hành, về một ý nghĩa nào đó thì án của Khổng Dung là sự
nối tiếp án của Nễ Hành. Có điều án của Khổng Dung to hơn, vì Khổng Dung