Page 288 - Phẩm Tam Quốc
P. 288
cho Tào Tháo. Tào Tháo cũng rất mừng, căn dặn gia nhân hễ Nễ Hành đến
phải báo ngay. Nào ngờ cứ thế chờ cho đến chiều Nễ Hành mới tới, và không
phải tới để xin lỗi, tới để mắng mỏ. Lúc đó Nễ Hành mặc áo vải thường, đầu
quấn khăn thô, tay cầm gậy gỗ, ngồi ngay trước cửa đại doanh, mở miệng
chửi bới. Vừa chửi lại vừa đập gậy xuống đất, chửi bới có ngọn có ngành, ra
âm ra sắc. Quả nhiên Tào Tháo nổi giận quay lại nói với Khổng Dung: thằng
nhãi Nễ Hành là cái thứ gì thế này! Ta muốn giết hắn, bất quá chỉ như giết sẻ,
giết chuột mà thôi!
Nễ Hành đúng là kẻ không biết điều. Ít ra cũng không nên bán rẻ Khổng
Dung, làm cho Khổng Dung không còn ra người nữa, lại xem thường cả Tào
Tháo. Có thể là do quá khinh bỉ và để không mang tiếng ác “không dung một
ai” nên Tào Tháo đã không giết mà đẩy Nễ Hành sang chỗ Lưu Biểu. Lưu
Biểu có tiếng khoan dung và yêu quý kẻ sĩ, sau khi đến đó, Nễ Hành như
được thay cung đổi dây hòa thuận cùng nhau, có thể là một biện pháp rất hay.
Nhưng tiếc thay giang sơn khó đổi, bản tính khó thay, cuối cùng thì Nễ Hành
lại ầm ĩ với Lưu Biểu, Biểu lại đẩy Nễ Hành sang chỗ Hoàng Tổ. Hoàng Tổ
là người thô lỗ, chịu sao được cung cách của Nễ Hành. Trong một buổi yến
tiệc, Nễ Hành lại có lời khiếm nhã. Hoàng Tổ liền trách cứ, Nễ Hành đã
mắng chửi đối đáp. Hoàng Tổ quá giận, sai người lôi ra đánh. Lúc này Nễ
Hành càng lồng lộn chửi mắng. Hoàng Tổ không thể nhẫn nhịn, hạ lệnh giết
luôn. Chủ bạ của Hoàng Tổ cũng căm giận Nễ Hành đã giết ngay Nễ Hành.
Lúc này Nễ Hành mới hai mươi sáu tuổi.
Nễ Hành chết, hậu thế đồng tình nhiều. Có ba nguyên nhân đồng tình. 1-
Nễ Hành kiêu ngạo; 2- Nễ Hành chửi Tào Tháo; 3- Nễ Hành chết oan. Chết
oan cũng có hai cách nói: 1, Nễ Hành không đáng chết; 2, Nễ Hành chết bởi
tay Tào Tháo, Tháo mượn dao giết người. Thực ra, nói vậy tưởng là đúng,
nhưng đã sai. Không phân tích thêm, sẽ bị mê hoặc bởi hiện tượng bề ngoài,
từ đó sẽ hiểu sai.
Chúng ta nên phân tích thêm.
Vấn đề thứ nhất, Nễ Hành kiêu ngạo không? Hình như có, Nễ Hành
thường mắng chửi người đứng đầu những nơi mình đến. Ở chỗ Tào Tháo thì
mắng Tào Tháo, ở chỗ Lưu Biểu thì mắng Lưu Biểu, ở chỗ Hoàng Tổ thì
mắng Hoàng Tổ. Mấy ai dám làm như vậy? Không có ai. Nhiều người lấy đó
làm khâm phục. Nhưng chúng ta không thể hiểu vấn đề một cách đơn giản
như vậy. Mắng người đứng đầu, đâu phải đã là kiêu ngạo. Thử hỏi: 1- Người
đứng đầu đó đáng mắng hay không? 2- Vì sao người này phải mắng? 3- Phải