Page 284 - Phẩm Tam Quốc
P. 284

năm đầu (Công nguyên năm 196), lúc Tuân Úc chủ trương nghênh đón thiên

               tử, Tào Tháo mới bốn mươi hai tuổi, là Duyện châu mục, là chư hầu gắn bó
               với  vương  thất.  Kế  đó  là  mười  hai  năm  Nam  chinh  Bắc  chiến,  đánh  Viên
               Thuật, giết Lã Bố, diệt Viên Thiệu, gọi hàng Trương Tú, bình định phương
               bắc. Tuân Úc cũng thấy là nên và phải làm như vậy, nên đã hết sức giúp đỡ.
               Kiến An năm thứ XIII (Công nguyên năm 208), Tào Tháo năm mươi tư tuổi
               là Tư Không, Ký châu mục, bỏ tam công nhận chức thừa tướng, nắm trọn
               quyền lớn, Tuân Úc coi là hợp tình, hợp lí, nên vẫn bày mưu tính kế giúp Tào

               Tháo Nam chinh Lưu Biểu. Thậm chí tháng giêng năm Kiến An thứ XVII
               (Công nguyên năm 212), Thừa tướng Tào Tháo đã năm mươi tám tuổi còn để
               mình được “lên triều không phải xưng danh, vào triều không bước rảo, đeo
               kiếm lên điện, như chuyện Tiêu Hà”. Đồ rằng lúc này Tuân Úc vẫn còn hài
               lòng, cuối cùng thì Tiêu Hà vẫn là người trung với Lưu Bang. Nhưng lúc Tào
               Tháo ngầm để hoặc ngầm bảo bọn Đổng Chiêu lo việc phong công kiến quốc

               thì Tuân Úc không đồng tình nữa. Một người nhạy bén về chính trị như Tuân
               Úc đã nhận ra tính nghiêm trọng của sự việc. Tuân Úc hiểu rằng, một khi Tào
               Tháo  lập  nước,  thì  thiên  hạ  không  thuộc  họ  Lưu  nữa.  Điều  đó  đã  phá  võ
               đường  hướng  của  Tuân  Úc,  vì  vậy  tuyệt  đối  không  thể,  không  chấp  nhận
               được.

                  Thiên hạ chỉ có thể là họ Lưu, không thể là họ Tào. Nay nghe như chuyện
               cười, nhưng thời đó lại là chuyện đúng sai lớn lao. Về vấn đề này, chúng ta
               cần có một chút “hiểu biết về lịch sử”. Vì vậy tôi cho rằng, cuối cùng thì họ
               Tào không tự lập thay Hán, rất có thể còn một nguyên nhân nữa, Tào Tháo

               không thể đối mặt với đôi mắt ưu tư của Tuân Úc. Bởi ngay như thái độ lấp
               lửng của Tào Tháo trong việc “cướp Hán”, Tuân Úc đã không đồng ý, nói chi
               tới việc Tháo tự lập thay Hán. Tuân Úc mong muốn Tào Tháo khôi phục và
               chấn hưng vương triều Đại Hán. Lúc này thì lý tưởng đó đã hết hy vọng.
               Tuân Úc chết mà không nhắm được mắt!

                  Làm rõ điều này thấy không cần phải bàn xem Tuân Úc buồn mà chết hay
               bị bức chết vì kết quả có khác gì nhau. Đối với một người có lý tưởng như
               Tuân Úc thì không gì đau khổ hơn khi lí tưởng bị phá vỡ. Hơn nữa, Tuân Úc
               cũng chẳng còn cách nào khác, không thể chạy sang với Lưu Bị chứ? Thoái
               không được lại không thể cùng tiến với Tào Tháo, tiến thoái lưỡng nan, Tuân

               Úc chỉ còn “con đường chết”. Dù rằng buồn mà chết, hay bị bức chết, trước
               lúc chết hẳn Tuân Úc đã rất đau khổ. Thậm chí tôi chợt nghĩ, nếu Tuân Úc là
               người  hiện  đại  biết  hát,  hẳn  trước  lúc  lâm  chung  sẽ  hát  mấy  câu  cho  Tào
               Tháo  nghe  “từ  ngàn  dặm  tôi  tìm  tới  ông.  Nhưng  ông  lại  không  lưu  tâm”.
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289