Page 289 - Phẩm Tam Quốc
P. 289

chăng người này hay mắng người, và chưa bao giờ hợp tác với người cầm

               đầu? Hỏi như vậy, vấn đề sẽ rõ ràng hơn.
                  Trước hết, Nễ Hành không theo chủ nghĩa “bất hợp tác”. Thực tình thì Nễ
               Hành rất muốn hợp tác với nhà đương cục. Hậu Hán thư – Nễ Hành truyện
               nói: Nễ Hành vốn là người Kinh châu tị nạn. Khi đó, người Kinh châu tị nạn

               rất đông vì Lun Biểu tạo ra một hoàn cảnh khá thoáng với nhân sĩ. Lúc này
               nếu Nễ Hành đúng là cao sĩ sẽ có thể có hai cách lựa chọn. Một thì như Gia
               Cát Lượng đã nói: mong giữ toàn được tính mạng trong thời loạn, không cầu
               được hiển đạt vang danh với chư hầu; một nữa như Gia Cát Lượng đã làm,
               chờ cơ mà động, chọn thời mà ra. Nhưng Nễ Hành lại không như vậy. Nễ
               Hành không nén nổi xúc động trong lòng, rời Kinh châu xuôi xuống vùng

               Hứa. Nghe nói, những lúc ra ngoài tìm cơ hội phát triển, Nễ Hành “ngầm
               đem theo thứ”. Thứ, là mảnh giấy ghi tên, cũng gọi là danh thiếp. Cũng tức là
               nói, Nễ Hành luôn mang theo danh thiếp bên mình, chuẩn bị đến với ông chủ
               vừa ý. Như vậy có gì là không được, bấy giờ nhiều người cũng làm như thế.
               Nễ Hành ra sức tìm kiếm và không sao tìm được nơi có thể “thăng tiến”. Nễ
               Hành vô cùng thất vọng nên mới bắt đầu chửi bới!

                  Sử sách còn ghi, tại huyện Hứa vào năm Kiến An năm đầu (Công nguyên
               năm 196), Nễ Hành bắt đầu chửi bới. Theo chú dẫn Điển lược của Bùi Tùng
               Chi trong Tam quốc chí – Tuân Úc truyện, lúc đó Tào Tháo vừa nghênh đón

               thiên tử, huyện Hứa vừa dựng đô, hào kiệt bốn phương đổ vê, nhân tài vô số.
               Thế là có người tốt bụng đã khuyên Nễ Hành nên kết giao với Trần Quần, Tư
               Mã Lang, nào ngờ Nễ Hành đã vênh mặt lên nói, lẽ nào ta lại kết giao với
               bọn người đồ tể, bán rượu! Trần Quần tự Trường Văn, ông nội, cha, chú đều
               là danh sĩ đương thời. Trần Quần là bạn của Khổng Dung, cũng là quan trong
               triều, không phải là đồ tể. Tư Mã Lang tự Bá Đạt, xuất thân thế gia là trưởng
               huynh Tư Mã Ý, đương nhiên cũng không phải là kẻ bán rượu. Một người

               hỏi Nễ Hành, thế Tuân Văn Nhược và Triệu Trĩ Trường thì sao? Tuân Văn
               Nhược tức là Tuân Úc, một nhân tài, là mưu sĩ hàng đầu của Tào Tháo; Triệu
               là Đãng Khâu tướng quân thời đó, ăn rất khỏe. Thế là Nễ Hành bĩu môi nói
               luôn- với bộ mặt của họ Tuân đó chỉ đáng đọc điếu văn tang lễ, và với cái
               bụng ấy họ Triệu kia có thể làm giám bếp mời khách. Các vị nghĩ xem, thế là
               thế nào? Tóm lại Nễ Hành chẳng coi ai ra gì, có thể vừa nãy, Nễ Hành cũng

               chẳng nể nang gì, thường nói với người khác, chỉ có thằng lớn Khổng Văn Tử
               (Khổng Dung), thằng bé Dương Đức Tổ (Dương Tu) còn hợp được, những
               thằng bé khác chẳng có gì đáng nói. Nễ Hành nói những câu đó lúc mới hơn
               hai mươi tuổi, Khổng Dung đã bốn mươi lại bị gọi “thằng lớn”! Đấy đâu phải
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294