Page 290 - Phẩm Tam Quốc
P. 290
là kiêu ngạo? Rõ ràng là điên khùng!
Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ, đến đâu Nễ Hành cũng va vào tường
nên mới chửi bới hoặc vì thích chửi bới nên mới va vào tường. Theo tôi phần
lớn rơi vào tình trạng thứ hai, hoặc là cả hai, những mâu thuẫn ác liệt. Hậu
Hán thư nói, Nễ Hành “từ trẻ đã có tài biện luận, song tính tình ngang ngạnh
cao ngạo, khinh đời ngạo vật”, có nghĩa là xử sự nôn nóng, ngang bướng,
cuồng ngạo, thích thời thượng hát điệu phản, cố ý không hợp được với người
khác, không coi ai ra gì. Theo chú dẫn Điển lược của Bùi Tùng Chi trong
Tam quốc chí – Tuân Úc truyện nói, Nễ Hành “cho mình có tài nên kiêu
ngạo, không giao tiếp với mọi người”. Thường cho rằng người khác không
bằng mình, nên không muốn cùng trò chuyện (thấy không bằng mình nên
không nói), vì vậy mọi người đều ghét Nễ Hành (vì thế mọi người mới hận).
Ghét bỏ Nễ Hành là đương nhiên. Một người vô lễ điên khùng như vậy thì
không thể có quan hệ tốt với mọi người. Nhưng gần như Nễ Hành cũng
không muốn có quan hệ tốt đó. Theo chú dẫn Điển lược của Bùi Tùng Chi
trong Tam quốc chí – Tuân Úc truyện nói, lúc Nễ Hành bị Tào Tháo đuổi ra
khỏi biên cảnh, những người đến tiễn đã nói với nhau: “Hành nhiều lần kiêu
ngạo, nay lại đến muộn, nên không cần phải lễ nghĩa chào hỏi”. Vì vậy khi
Nễ Hành tới, người ngồi cứ ngồi, nằm cứ nằm, vờ như không thấy. Nễ Hành
liền ngồi phịch xuống và khóc rống lên. Mọi người hỏi vì sao khóc. Hành
nói: người ngồi như nấm mồ, nằm như xác chết, ta bị kẹp giữa mồ mả và xác
chết, không buồn sao được? Một người thích chửi bới, chửi bới cay độc như
vậy, được ai quý mến đây? Vì vậy nhiều người hận Nễ Hành đến xương tủy
(mọi người đều nghiến răng).
Hiển nhiên, ghét Nễ Hành không chỉ có Tào Tháo, Lưu Biểu, Hoàng Tổ,
rất nhiều người ghét trừ Khổng Dung. Không phải Nễ Hành chỉ chống đối
nhà đương cục mà chống đối với cả xã hội. Thực tế cái gọi là kiêu ngạo của
Nễ Hành chỉ là sự bành trướng ghê gớm cái tôi của mình, không ngại hạ thấp
người khác để đề cao bản thân. Điều đó nói lên điều gì? Nói Nễ Hành hết sức
tư lợi. Nễ Hành tự cao tự đại, biểu hiện rõ sự tự tư tự lợi trong con người. Nễ
Hành chỉ biết có mình, không biết đến người khác, xem thường hết thảy. Để
biểu hiện sự kiêu ngạo của mình, Nễ Hành đã đẩy Khổng Dung – người bạn
của mình vào hoàn cảnh khốn đốn. Như vậy không thể coi Nễ Hành là anh
hùng, mà là kẻ ngu xuẩn.
Không phải Nễ Hành cứ thấy nhà đương cục là mắng chửi. Theo chú dẫn
Phó tử của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Tuân Úc truyện, Nễ Hành đã