Page 287 - Phẩm Tam Quốc
P. 287

Vậy phân biệt sao được đâu là “phản đối có thiện ý” đâu là “công kích với

               ác ý”? Trong hoàn cảnh khoan dung đó, làm sao để vừa khích lệ những lời
               phê bình chính đáng, vừa có thể ngăn chặn âm mưu lợi dụng dư luận làm
               điều xấu? Trong khi đả kích những thế lực đối địch nên chăng phải để tất cả
               đồng lòng, người người thấy nguy, chim chóc cũng lặng tiếng? Điều này là
               tùy thuộc ở trình độ.

                  Có “ba điểm phân biệt” trong cách làm của Tào Tháo. 1- Phân biệt “đề
               xuất ý kiến” và “hát điệu phản”; 2- “Gây khó dễ” và “có âm mưu”; 3- Phân
               biệt “một cá nhân” và “một nhóm người”. Nếu là một cá nhân thì chỉ là gây
               khó dễ, thì dù có hát điệu phản, vị tất Tào Tháo đã phải giết, như Nễ Hành.

                  Nễ Hành, tự Chính Bình, người quận Bình Nguyên, huyện Bàn (phía tây
               nam thị trấn Nhạc Lăng, Sơn Đông ngày nay). Hậu Hán thư đem liệt vào
               truyện Văn Phạm, nói là người “ít tài hùng biện”, xem ra là văn nhân, còn là
               tài tử, bệnh thường của văn nhân kiêm tài tử là cậy tài ngạo mạn, chẳng coi ai

               ra gì. Nễ Hành càng như vậy, nên tuy bụng đầy kinh luân, nhưng chẳng ai
               dùng. Chỉ có Khổng Dung mê tài của Nễ Hành, nên đã dâng biểu lên triều ra
               sức tiến cử, nói Nễ Hành đáng là đệ nhất thiên hạ, về sau lại nhiều lần tiến cử
               với Tào Tháo. Bản thân họ Tào cũng rất mến người tài, cũng muốn xem mặt
               vị nhân sĩ này. Nhưng Nễ Hành gặp mặt, còn nói lời đại nghịch, châm chọc
               Tào Tháo. Làm sao Tào Tháo có thể chịu được như vậy? Nhưng nghĩ đến tài

               khí tiếng tăm của Nễ Hành họ Tào không nỡ giết, chỉ muốn đánh gục cái uy
               phong đó. Lại nghe Nễ Hành giỏi đánh trống, liền triệu Nễ Hành làm quan
               trống rồi cho duyệt nghe âm tiết trong một hội lớn đông đủ quan khách. Lúc
               này Nễ Hành mới chịu đến và tiếng trống mới âm vang tinh tế làm sao! Nghe
               nói  là  “thần  thái  khác  thường,  âm  tiết  bi  tráng,  người  nghe  thảy  đều  cảm
               kích”. Nễ Hành liền đi đến trước mặt Tào Tháo, nhưng quan phụ trách, lễ
               nghi đã ngăn lại, phải thay y phục chuyên dùng của quan trống đã, sao nghĩ

               có thể ăn mặc như thế này? Nễ Hành nói: đã vậy ta cứ cởi bỏ quần áo trước
               mặt Tào Tháo, rồi cởi bỏ dần dần từng cái một, người trần như nhộng, lại từ
               từ thay chế phục, không hề cảm thấy xấu hổ còn chơi trống lần nữa mới đi.
               Lúc này Tào Tháo không biết nên trốn đi đâu. Có điều Tào Tháo vẫn là Tào
               Tháo, họ Tào cười khà khà trước khi nói với quan khách: Ta định bụng làm
               nhục Nễ Hành, chẳng ngờ ta mới là kẻ bị nhục.

                  Khổng Dung cũng hết sức bất bình về chuyện này đã trách cứ Nễ Hành
               một thôi, đồng thời nhiều lần ca ngợi Tào Tháo là người trọng tài. Nễ Hành
               bằng lòng gặp Tào Tháo. Khổng Dung mừng rỡ vô cùng, chạy đến báo tín
   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292