Page 286 - Phẩm Tam Quốc
P. 286

§28. MƯỢN DAO GIẾT NGƯỜI

                  Tuân Úc chết và Tào Ngụy kiến quốc là hai dấu hiệu khác nhau, nó chỉ ra
               rằng, Tào Tháo hoàn toàn từ anh hùng thời loạn biến thành gian hùng thời

               loạn, rằng Tào Tháo đối phó với người khác cánh bằng những thủ đoạn tàn
               khốc hơn nữa. Trên thực tế Tào Tháo luôn tác chiến bằng hai mặt, tức là đối
               phó công khai với kẻ thù, đối phó ngấm ngầm với kẻ thù. Vậy thì, trước đây
               Tào Tháo đã làm như thế nào?

                  Ở tập ba chúng ta đã nói, Tào Tháo phá Mã, Hàn, đánh Tôn Quyền, tấn
               công Trương Lỗ, về mặt quân sự giữa đường phải bỏ; mở đầu “giống chuyện
               của Tiêu Hà”, tiếp đến là phong công kiến quốc, cuối cùng là tấn tước Ngụy
               vương, về mặt chính trị được voi đòi tiên. Tào Tháo đã chuyển trọng điểm
               chiến lược từ quân sự sang chính trị, từ chiến trường sang quan trường, càng
               đi càng xa so với con đường chọn lựa ban đầu. Đương nhiên đó là kết quả của

               dã tâm ngày càng lớn. Thế là tiến thoái không có chỗ tựa, không còn đường
               lui, phải tiếp tục giết người.
                  Thực tế thì từ lâu Tào Tháo đã giết người. Từ sau khi vào triều “phụng
               thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” hoặc “ép thiên tử để lệnh chư hầu”, phái

               phản đối Tào Tháo luôn tồn tại. Không có gì là lạ. Một người nắm giữ triều
               chính, độc chiếm đại quyền, ưng gì làm nấy, nếu không có ai phản đối mới là
               chuyện lạ. Huống chi Tào Tháo còn muốn tác chiến ở cả hai mặt, luôn đối
               phó với kẻ thù cả trong và ngoài triều. Ví như cái chết của Tuân Úc, người
               đương thời đã gây chuyện. Tôn Quyền công khai báo tin đó tới Lưu Bị, Lưu

               Bị nói luôn “giặc già chưa chết, họa loạn chưa hết”. Rõ ràng lúc đó, trước sau
               Tào Tháo đều có địch, trong ngoài câu kết, không mạnh tay trừng trị không
               xong.
                  Vấn đề là ở chỗ, Tào Tháo không phải là người không muốn nghe những ý
               kiến trái ngược. Tào Tháo hiểu rõ cái lợi khi nghe nhiều ý kiến khác với ý

               mình, vì vậy đã động viên mọi người nói nhiều, nói thật. Đã có những việc
               làm chứng minh điều đó. Tháng mười Kiến An năm thứ X (Công nguyên
               năm 205), Tào Tháo đã ban bố Cầu trực ngôn lệnh. Kiến An năm thứ XII
               (Công  nguyên  năm  207),  Tào  Tháo  đã  trọng  thưởng  người  phản  đối  việc
               mình đánh Ô Hoàn, trước đây chúng ta đã nói rõ điều này. Trong Cầu trực

               ngôn lệnh Tào Tháo đã nói, điều không thể chấp nhận được: một cấp dưới
               trước mặt thì bảo đúng, sau lưng lại nói sai; việc trọng thưởng người phản đối
               đánh Ô Hoàn muốn nói rõ với mọi người rằng, chỉ cần bạn có ý tốt, lại còn
               được thưởng.
   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291