Page 281 - Phẩm Tam Quốc
P. 281
sát hoàng hậu, Tào Tháo cũng không để ông ta đi làm việc đó. Để làm những
việc không chính đáng đó, Tào Tháo thiếu gì người, cần gì phải dựa vào thế
của Tuân Úc? Và Tuân Úc lại là người không muốn thế! Đương nhiên, chúng
ta cũng chưa biết Tuân Úc có tán thành việc Tào Tháo bài trừ người khác hay
không, sử sách không ghi chép điều này, có thể không đến đoạn như vậy. Có
điều Tuân Úc không hề nghĩ rằng (ngay cả Tào Tháo cũng không nghĩ tới)
ngày nào đó mình sẽ trở thành người “khác cánh” trở thành đối tượng bài trừ
của Tào Tháo. Vậy thì vì sao quan hệ giữa Tuân Úc và Tào Tháo lại đổ vỡ,
cuối cùng Tuân Úc mắc tội gì với Tào Tháo?
Vì chính kiến hai người khác nhau.
Thực ra từ lâu hai người đã khác nhau về chính kiến. Kiến An năm thứ IX
(Công nguyên năm 204), Tào Tháo đánh phá Nghiệp Thành, làm Ký châu
mục, cả Ký châu vốn thuộc Viên Thiệu, nay đã mang họ Tào. Bấy giờ có
người kiến nghị, nên phục hồi chế độ chín châu lúc trước, như vậy địa bàn
Ký châu sẽ rất lớn. Theo chế độ chín châu thời cổ đại hai châu Bình, U, bốn
quận Hà Nội, Hà Đông, Bằng Dực, Phù Phong của Tư châu đều thuộc về Ký
châu. Nghe xong Tào Tháo thấy xúc động, còn Tuân Úc thì phản đối. Tuân
Úc cho rằng làm vậy sẽ bất lợi cho Tào Tháo nên mới không bằng lòng. Theo
Tam quốc chí, lúc đó Tuân Úc nói: trước đây minh công phá Viên Thượng,
bắt Thẩm Phối, làm “chấn động trong nước”. Nếu nay lại gộp đất đai người
khác vào Ký châu thì buộc họ phải nghĩ “họ sẽ không giữ được đất đai, được
quân lính”, nhất định minh công sẽ dần dần thanh toán họ (trừ dần từng người
một), từ đó họ sẽ quyết liều mình chống lại, minh công sẽ “khó mà lấy được
thiên hạ”. Tào Tháo nghe có lý, nên đã quên luôn chuyện đó.
Có điều trong lời nói của Tuân Úc còn có ý khác nữa, là chủ trương “khôi
phục lại kinh đô cũ”. Với chủ trương đó, Tào Tháo không tán thành, không
phản đối và bấy giờ cũng chưa có điều kiện để thực hiện. Nhưng đến lúc có
điều kiện để thực hiện thì Tào Tháo không chỉ không làm, ngược lại đã tiến
hành kế hoạch gộp châu, quận. Tháng giêng năm Kiến An thứ XVIII (Công
nguyên năm 213), gộp mười bốn châu thành chín châu. Tư châu (Tư Lệ) bị
chia làm ba: Hà Đông, Hà Nội, Phùng Dực, Phù Phong quy về Ký châu;
Hoằng Nông, Hà Nam quy về Dự châu; Kinh Triệu quy về Ung châu. Chúng
ta đều biết, kinh đô của vương triều Đại Hán vốn ở Tư châu, Tràng An và
Lạc Dương cũng ở đây. Tràng An thuộc Kinh Triệu, Lạc Dương thuộc Hà
Nam. Tào Tháo chia ba Tư châu, cũng tức là đã xóa sổ “châu số” một của
thiên hạ”, đã hủy diệt kinh đô của vương triều Đại Hán. Điều này là khác hẳn