Page 280 - Phẩm Tam Quốc
P. 280
Bởi vậy chỉ còn một khả năng, đằng sau việc đó là một âm mưu tày trời.
Âm mưu đó nhằm vào Tào Tháo, hoàng hậu bị cuốn vào trong, hoặc phải
mượn cái đầu của hoàng hậu mới xong. Chính vì âm mưu quá lớn, thậm chí
bản thân hoàng đế cũng dính vào, nên hoàng đế mới nhẫn nhịn ngồi nhìn Tào
Tháo hoành hành bạo ngược. Cũng chính vì âm mưu quá lớn, không ai dám
nói thẳng ra, đành phải ấp úng tìm cớ khác hòng lấp liếm. Tôi còn nghĩ rằng
hoàng hậu không hề viết thư, chính Tào Tháo đã làm giả bức thư đó để hãm
hại hoàng hậu. Kiến An năm thứ XIV, Phục Hoàn đã qua đời, tiếc là không
còn ai để đối chứng. Bản thân hoàng đế nhu nhược, không dám nói ra sự thật,
giương mắt ngồi nhìn Phục hoàng hậu biến thành oan hồn. Thương thay
người con gai yếu đuối, thành vật hi sinh trong cuộc đấu tranh chính trị, làm
con dê chịu tội thay cho những người đàn ông xâu xa.
Đương nhiên, trên lập trường của Tào Tháo thì gọi đó là “âm mưu”. Với
lập trường khác, phải nói đây là sự “phản kháng”. Cũng có thể nói, bối cảnh
của sự việc rất có thể là sự phản kháng vô bổ của Hiến hoàng đế. Chính vì thế
Tào Tháo phải dùng thủ đoạn bạo ngược nhằm hạ uy thế của hoàng đế, giống
như năm nào phải phụng mệnh giết chú của Kiên Thạc. Kết quả việc giết
“gà” là để từ đó “khỉ” không dám nói năng bừa bãi, cuối cùng đành phải
ngoan ngoãn nhường hoàng vị, đổi lấy thụy là chữ “Hiến”. Nhân tiện nói
thêm, “Hiến” có nghĩa là ngoan ngoãn thức thời.
Có điều, cách nói trong Hiến đế Xuân Thu tuy là hoang đường, nhưng nói
Tuân Úc không muốn mưu sát hoàng hậu là phù hợp với con người ông ta.
Tuân Úc luôn chính phái, thẳng thắn, người người đều hài lòng. Lời chú dẫn
Tuân Úc biệt truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí nói: Tuân Úc
“đức hạnh đầy đủ, chăm lo chính đạo, nổi tiếng thiên hạ”, là anh tài tuấn kiệt
của đất nước “không chú ý tới vẻ ngoài”, Tư Mã Ý, Chung Do và những
người khác đều tôn sùng. Bùi Tùng Chi chú dẫn Điển lược nói: Tuân Úc
“Nhún mình trọng kẻ sĩ, chỗ ngồi không trải nhiều chiếu, ở trong đài các,
không tự tiện theo ý muốn riêng”. Tuân Úc có người anh em họ, năng lực
kém cỏi nên mãi không được dùng. Thế rồi có người nói với Tuân Úc, các hạ
quan tới thượng thư lệnh, chẳng nhẽ không thể cho anh ta chức nghị lang
(điều nghiên viên)? Tuân Úc cười nói: chức nghị lang đó không phải là
không sắp xếp được, nhưng chức trách thượng thư lệnh là tuyển chọn nhân
tài cho triều đình, cần phải chọn người hiền đức, tài giỏi. Nếu cứ làm theo túc
hạ thì mọi người sẽ nhìn tôi ra sao đây?
Từ đó cho thấy không bao giờ Tuân Úc tham gia vào những việc như mưu