Page 279 - Phẩm Tam Quốc
P. 279
gì không thấy ghi lại, chừng cũng chỉ là con rối gỗ chăng?
Câu chuyện đó được ghi vào Hậu Hán thư – Phục hoàng hậu kỷ và thường
được dẫn lại để chứng minh Tào Tháo tác loạn phạm thượng, Hoa Hâm hung
hăng như hổ, Si Lự chẳng còn tâm trạng nào. Nhưng ngài Lã Tư Miễn lại chỉ
ra rằng biết ngay đó là lời phụ họa. Đặc biệt ngài Lã bảo rằng: “đừng tưởng
chuyện này là thực vì đã được ghi trong Hậu Hán thư. Nói thế là đúng, có
nhiều chỗ trong Hậu Hán thư còn thiếu căn cứ! Huống hồ những điều ghi
trong Hậu Hán thư lại được lấy từ nguyên bản Tào Man truyện – một cuốn
sách không đáng tin.
Đương nhiên, việc Phục hoàng hậu bị phế, bị giết là có thật. Có điều khởi
đầu câu chuyện ra sao thì chưa rõ. Ý ngài Lã, nhất định chuyện này có
nguyên nhân khác. Ngài Lã nói: mỗi khi có người làm việc lớn thì luôn có
người nói tốt có người nói xấu, không thể ai ai cũng nói tốt. Vì vậy người làm
việc lớn thường không kể gì đến tiếng khen lời chê. Huống hồ Tào Tháo là
người ít để ý tới lời nói này lời nói nọ của người khác. Nếu vì người khác có
thư nhục mạ là phải giết thì không biết Tào Tháo đã phải giết đến bao nhiêu
người? Vì vậy, việc này còn có âm mưu về chính trị, có điều chân tướng thế
nào không được lưu lại.
Lời ngài Lã rất có lý. Tôi cũng thấy, đằng sau sự việc này không chỉ có
nguyên nhân khác, mà có thể là một âm mưu tày trời, nếu không, sao có thể
động tới hoàng hậu. Ai cũng biết, hoàng hậu ở Trung cung, là mẫu nghi thiên
hạ, có thể tùy tiện phế bỏ được sao? Càng không thể tự ý giết chết. Còn như
cần phế cần giết là thuộc quyền lực của hoàng đế, lẽ nào thừa tướng lại đứng
ra làm việc đó? Vả hoàng hậu không hề có tội, hoàng hậu chỉ thuật lại mấy
lời của hoàng đế. Hoàng đế nói mấy câu không hay về thừa tướng, thừa
tướng thay hoàng đế xử lý hoàng hậu, làm gì có cái lý đó? có người nói: điều
đó chứng tỏ rằng Hiên đế là bù nhìn vô năng, Tào Tháo quá càn rỡ. Nói như
vậy tưởng là đúng nhưng không phải. Hiến đế vô năng không giả, Tào Tháo
càn rỡ là thật, nhưng khi cửa còn kín thì còn giữ được sĩ diện. Kiến An năm
thứ XIX, quan hệ giữa Tào Tháo và hoàng đế đúng là rất mong manh, nhưng
chưa đến đoạn công khai trở mặt. Tháng ba năm đó, hoàng đế vừa phong Tào
Tháo “tước vị trên các chư hầu vương”; về sau hoàng đế bù nhìn vẫn còn tác
dụng, làm sao Tào Tháo có thể quên bộ dạng giả nhân giả nghĩa của mình?
Nói gì thì nói, bao biện thay hoàng đế phế hoàng hậu là làm mất sĩ diện của
hoàng đế, ai cũng thấy như vậy là ép người thậm tệ. Tào Tháo không thể
không biết làm vậy là rất nguy hiểm.