Page 283 - Phẩm Tam Quốc
P. 283
với lí tưởng của họ hoặc phá vỡ đường lối của họ, dứt khoát họ sẽ không
nhận án đó. Trong đó có những người tự yêu cầu rất cao, họ sẽ chọn vua,
chọn đương sự, như Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng chọn Lưu Bị, ngoài một
số nguyên nhân tôi đã nói ở tập Mắt tinh đã thấy, vẫn còn một nguyên nhân
quan trọng, là lí tưởng chính trị, chủ trương chính trị giống với ông. Tuân Úc
là người như vậy. Thực ra trong tập đoàn của Tào Tháo chỉ có Tuân Úc mới
là nhân vật có thể cùng bình luận với Gia Cát Lượng. Đặc điểm chung của
họ, có lý tưởng chính trị, chủ trương chính trị của riêng mình. Trong tập Long
trung đối sách chúng tôi đã nói, lí tưởng chính trị, chủ trương chính trị của
Gia Cát Lượng lo thành bá nghiệp để hưng Hán thất, trước chia ba sau thống
nhất; Kiến An năm đầu (Công nguyên năm 196), lúc Tào Tháo chuẩn bị
nghênh đón thiên tử, chủ trương chính trị của Tuân Úc tập trung thể hiện rõ,
đề xuất ba cương lĩnh lớn với Tào Tháo: Tôn thờ thiên tử thuận theo ý dân
(thờ chúa thượng để dân nhìn vào), chí công vô tư, hàng phục cường hào (lấy
chí công, phục hùng kiệt), lấy chính nghĩa chiêu mộ anh hùng (nhờ trượng
nghĩa, có anh tài). Ba cương lĩnh lớn đó Tuân Úc gọi là đại thuận, đại lược,
đại đức. Những điều đó chưa phải sách lược, càng không phải mưu lược mà
là lí tưởng, cương lĩnh. Hạt nhân của cương lĩnh đó, được Tuân Úc gọi là “cái
ân giữ gốc”. “Gốc” gì? Gốc nước. Gốc nước ở đâu? Ở nơi hoàng đế.
Rõ ràng lí tưởng của Tuân Úc là phò tá anh hùng thời loạn, bình định thiên
hạ, trợ giúp nhà Hán. Theo Tuân Úc, Tháo là một anh hùng như vậy. Bởi vì
Tào Tháo không chỉ có năng lực đó, quan trọng hơn. Tháo có tâm tư đó.
Chúng ta đều biết, lúc Đổng Trác làm loạn vào năm cuối Đông Hán, Tào
Tháo là người đầu tiên kêu gọi nghĩa quân; lúc liên quân còn chần chừ ở
Quan Đông, Tào Tháo đã ra sức giết giặc; lúc Viên Thiệu, Viên Thuật, Lã
Bố, Lưu Biểu mặc sự sống chết của hoàng đế. Tào Tháo lại nghĩ mọi cách
tìm kiếm hoàng đế, nghênh đón hoàng đế. Vì vậy Tuân Úc nói với hoàng đế,
rõ ràng là lòng dạ tướng quân lúc nào cũng nghĩ đến vương thất (lòng luôn ở
vương thất) nguyện vọng của ngài là muốn ổn định thiên hạ (chí hướng tướng
quân là vỗ yên thiên hạ)! Đây không phải là lời tâng bốc, là thực sự cầu thị,
Tuân Úc thành thực ca ngợi Tào Tháo và cũng là nguyện vọng sâu sắc kỳ
vọng ở Tào Tháo.
Nhưng Tào Tháo đã làm Tuân Úc thất vọng.
Ở đây phải nói tới một quá trình dài. Năm Sơ Bình thứ II (Công nguyên
năm năm 191), lúc Tuân Úc đến với Tào Tháo, Tào Tháo mới ba mươi bảy
tuổi, là Thái thú Đông quận, là tướng yêu nước, đầy nhiệt huyết. Kiến An