Page 275 - Phẩm Tam Quốc
P. 275
này, hẳn là chưa có chủ ý gì, nên ra khuyên giải hắn. Nếu không tranh thủ
được hắn, cũng có thể để hắn ở thế trung lập. Nếu không ra gặp, hắn cho
chúng ta không tin tưởng, hắn sẽ từ xẩu hổ thành thù hận. Thế rồi một mình
Tuân Úc ra gặp. Quách Công thấy Tuân Úc không có vẻ gì là sợ sệt, cho rằng
Quyên Thành không dễ phá, bèn cho lui quân. Quyên Thành được bảo toàn.
Cử chỉ của Tuân Úc cũng đáng ca ngợi như chuyện Quan Vũ “một đao đi dự
hội” trong truyền thuyết.
Trên thực tế, trong từng thời khắc mấu chốt Tào Tháo tiến hành đấu tranh
chính trị hay quân sự, chúng ta đều thấy có tác dụng quan trọng của Tuân Úc.
Ngay ngày đầu khởi binh, Đổng Trác uy hiếp thiên hạ, họ Tào thiếu lòng tin,
Tuân Úc nói Đổng Trác: “vô năng, vì loạn mà chết”, việc xảy ra vào năm thứ
II Sơ Bình (Công nguyên năm 191); thời kỳ phát triển, chư hầu cát cứ Trung
Nguyên, Tào Tháo đi nước cờ có sơ hở. Tuân Úc chỉ ra mê luật giúp Tào
hoạch định chiến lược, việc của năm đầu Hưng Bình (Công nguyên năm
194); Kiến An năm đầu (Công nguyên năm 196), Tào Tháo muốn đón thiên
tử, chư tướng phân vân, Tuân Úc đã đưa ra ba cương lĩnh lớn về chính trị,
giúp Tháo “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục”; Kiến An năm thứ II
(Công nguyên năm 197), Tào Tháo muốn đánh Viên Thiệu, tiếc là lực bất
tòng tâm, Tuân Úc phân tích bốn nguyên nhân lớn dẫn tới thắng lợi, khích lệ
ý chí họ Tào. Thậm chí tận năm Kiến An năm thứ XIIV (Công nguyên năm
208) vẫn Tuân Úc là người giúp Tào Tháo vạch chiến lược Nam chinh Lưu
Biểu.
Nhưng trong lúc Tào Tháo đang bừng bừng khí thế nhận phong công kiến
quốc, Tuân Úc đã dội một gáo nước lạnh. Lúc Đổng Chiêu đến trưng cầu ý
kiến riêng, Tuân Úc nói, Tào công đem nghĩa quân trừ bạo loạn, bình thiên hạ
để phò trợ triều đình, ổn định đất nước (giúp triều yên nước). Tháo cần giữ sự
trung thành (trung trinh, thành ý), phải kiên trì khiêm nhường (thực bụng
nhường lui). “Quân tử yêu người bằng đức!”. Nếu quả các vị yêu Tào công,
nên giúp ông ta giữ được những điều tốt đẹp đó. Không thể công thành mà
thân bại, chí ít cũng đừng được voi đòi tiên, sau “chuyện như Tiêu Hà” lại
“chuyện như Chu công”. Vậy nên chuyện này e không thích hợp (không nên
như vậy).
Thực kỳ lạ! Tuân Úc chẳng phải “Trương Lương” của Tào Tháo sao? Sao
Tuân Úc lại hát điệu phản? Sau khi Tuân Úc làm như vậy thì kết quả sẽ ra
sao?