Page 272 - Phẩm Tam Quốc
P. 272
“xã tắc”, tức là xã đàn và tắc đàn. Tông miếu là nơi cúng tế liệt tổ liệt tông.
Nguyên thủ đất nước Trung Quốc xưa (thiên tử hoặc chư hầu, hoàng đế hoặc
quốc quân) đều là thế tập. Xây dựng tông miếu là để biểu thị nguồn gốc
thống trị của công tộc, vương tộc hoặc hoàng tộc nào đó và mong muốn được
kéo dài mãi mãi.
Tông miếu và xã tắc được xây dựng hai bên phía trước cung điện. Bên trái
là tông miếu, bên phải là xã tắc “trái tổ phải xã”. Ở Trung Quốc xưa, nguyên
thủ một đất nước độc lập có chủ quyền mới được đãi ngộ như vậy. Đồng thời
những cái đó còn tượng trưng cho chủ quyền độc lập một đất nước. Vì vậy
trong những cuộc chiến tranh thôn tính nước khác ở thời cổ Trung Quốc, một
khi đã tiêu diệt được nước đó, sau khi chiếm được kinh đô, nhất định phải
hủy diệt tông miếu và xã tắc, gọi là “hủy miếu diệt quốc”. Ngược lại khi
thành lập một nhà nước mới thì nhất định phải xây dựng tông miếu, xã tắc
luôn, gọi là “xây miếu dựng quốc”. Thời đầu nhà Tây Hán, các chư hầu
vương mới được làm như vậy, hầu không được làm. Tức là, phong hầu là ban
tước, phong công là dựng nước. Tào Tháo được phong hầu là ban tước,
phong công là dựng nước. Tào Tháo được phong Ngụy công, văn bản quy
định “theo chế độ của chư hầu vương thời đầu Hán”, tức là Tào Tháo được
quyền xây dựng một công quốc tại Ngụy quận.
Đây là sự kiện kinh thiên động địa, tốn nhiều công sức chuẩn bị, không
phải lúc nào cũng thuận lợi. Theo Tam quốc chí – Đổng Chiêu truyện, chính
Đổng Chiêu đã nêu việc này ra. Về con người Đổng Chiêu, chúng ta đã nói ở
tập Mưu sâu kế xa. Sự nghiệp của Đổng Chiêu chưa thể hiện là nhiều, nhưng
con người này thường xuất hiện vào lúc then chốt. Kiến An năm đầu, Tào
Tháo đến Lạc Dương yết kiến hoàng đế rồi rước thiên tử về Hứa huyện, biến
nơi đây thành kinh đô thứ hai của vương triều Đại Hán. Đổng Chiêu góp
nhiều công sức. Lần này Tháo được sách phong Ngụy công, về sau tấn tước
Ngụy vương, cũng nhờ Đổng Chiêu đã đề xướng (là Chiêu nêu ra).
Lời kiến nghị trên là ý nghĩ của Đổng Chiêu hay do Tào Tháo gợi ý?
Không rõ và cũng không quan trọng. Vả việc này cũng không cần phải sáng
tạo nhiều, chỉ cần mô phỏng theo “giống chuyện của ai đó” là xong. Vì vậy
theo tôi, có thể Đổng Chiêu đã hiểu thấu tâm can của họ Tào, mới làm vậy để
lấy lòng. Thực tế thì từ lâu có thể Tào Tháo đã nghĩ tới việc này. Trước đó,
Tào Tháo đã chuẩn bị ba việc: 1- Mở rộng đất đai. Kiến An năm thứ XVII
(Công nguyên năm 212), Tào Tháo có được sự đãi ngộ “Triều kiến không
phải xưng tên, vào chầu không phải bước rảo, được đeo kiếm lên điện, như