Page 273 - Phẩm Tam Quốc
P. 273
chuyện của Tiêu Hà”, đồng thời còn được thêm mười lăm tòa thành, từ mười
lăm thành gấp đôi lên ba mươi thành. 2- Được Bình châu. Tháng giêng Kiến
An năm thứ XVIII (Công nguyên năm 213), từ mười bốn châu cũ biến thành
chín châu. Hai châu Bình, U và bốn quận Hà Đông, Hà Nội, Phùng Dực, Phù
Phong của Tư châu, hợp thành Ích châu do Tào Tháo làm châu mục. 3- Đây
là việc làm đồng thời nhằm tạo dư luận. Đương nhiên việc này họ Tào không
cần ra mặt, và cũng không cần thiết, tự nhiên có người đến giúp đỡ, như
Đổng Chiêu. Ít ra từ Kiến An năm thứ XVII (Công nguyên năm 212) tức là
sau khi Tào Tháo được “như chuyện Tiêu Hà”, trước tháng mười lúc Nam
chinh Tôn Quyền, Đổng Chiêu bắt đầu du thuyết. Theo chú dẫn Hiến đế
Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Đông Chiêu truyện và lời
chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Vũ đế kỷ, bấy giờ
Đổng Chiêu tìm Tào Tháo, tìm Tuân Úc, còn tìm nhiều người trong triều
đình, cuối cùng hình thành nghị án và được thiên tử phê chuẩn.
Thế là tháng năm Kiến An năm thứ XVIII (Công nguyên năm 213), hoàng
đế bù nhìn cử Khanh sử đại phu Si Lự tuyên chiếu sách phong Tào Tháo là
Ngụy công, ban thưởng áo mão, hết sức ưu ái. Tào Tháo trở thành Ngụy
công, được nhận chức thừa tướng theo lệ và vẫn kiêm chức Ích châu mục.
“Theo chế độ các chư hầu vương thời đầu Hán”, Tháo được xây dựng Ngụy
quốc mới.
Đây mới là thứ Tào Tháo cần. Bởi thực quyền, thực lợi của Tào Tháo
không hề ít đi chút nào, nhưng danh dự và địa vị đã cao hơn rất nhiều. Tào
Tháo vẫn chủ trương “không mộ hư danh để chuốc họa thực”. Nhưng nếu
danh lợi đều có, thực quyền thực lợi không nhỏ, sao lại không nhận? Hơn nữa
hàm “Ngụy công” không phải hư danh, mà có nhiều quyền lợi. Vì vậy Tào
Tháo trong lòng hẳn rất mừng nhưng bề ngoài vẫn khiêm nhường, trước sau
nhường tới ba lần. Thế là, Chung Do, Mao Giới, Trình Dục, Giả Hủ, Đổng
Chiêu cả thảy hơn ba mươi người do Trung quân sư Tuân Du cầm đầu liên
danh dâng thư khuyên can. Tào Tháo nói: “phong tước công, thêm cửu tích
(ban thưởng chín loại đặc biệt) chỉ có Chu công mới được hưởng! Sao tôi
dám nhận?”. Số người kia nói: “Đáng nhận, đáng nhận! Công lao của minh
công còn nhiều hơn Chu công. Theo giấy tờ ghi chép lại thì chưa có ai công
lao lớn hơn minh công”. Tào Tháo vẫn còn muốn nhường, chỉ nhận đất
phong không nhận tước vị. Những người kia lại nói: “như vậy là minh công
không tôn trọng hoàng thượng, không nể mặt chúng tôi (hay do Hán triều ban
thưởng chưa xứng, khiến lời cầu xin của bọn Du không được nhận). Nói đến
vậy, Tào Tháo mới đành phải nhận là Ngụy công.