Page 274 - Phẩm Tam Quốc
P. 274

Lúc này nhìn lại mới thấy vở diễn của Tào Tháo rất dở, khiến người ta khó

               chịu và cũng không hợp với tính cách của chính Tào Tháo. Nhưng còn cách
               nào khác, vì nó đã thành quy chế, thành thông lệ, một bước không thể không
               làm. Nếu không giả vờ nhường đi nhường lại như vậy thì hẳn là ông ta đã bị
               chửi là kẻ “mặt dày vô sỉ”. Hơn nữa Tào Tháo còn phải ứng phó với áp lực
               của dư luận. Việc phong công kiến quốc thời đó còn là việc động trời, tối kỵ,
               chắc  gì  mọi  người  đã  tán  thành.  Điều  đó  khiến  Tào  Tháo  càng  phải  thận
               trọng, thậm chí phải diễn kịch, làm trò.

                  Trên thực tế phái phản đối còn rất nhiều. Có một người mà Tào Tháo tín
               nhiệm, xem trọng, cũng tỏ ý phản đối. Trong những năm tháng trước đây,
               người này thường ủng hộ, giúp đỡ Tào Tháo trong những lúc khó khăn thì lúc

               này đang hát bài phản lại. Tào Tháo cảm thấy xót xa vì không nghĩ tới. Vậy
               người đó là ai?
                  Đó là Tuân Úc.

                  Trong trận doanh của Tào Tháo, Tuân Úc là nhân vật nặng ký tuyệt đối.
               Tào Tháo coi Tuân Úc chẳng khác gì Trương Lương. Năm hai mươi chín tuổi
               Tuân Úc chạy sang bên Tào, Tào Tháo đã nói: “Ôi Tử Phòng của ta”. Những

               năm tháng sau đó, Tuân Úc bày mưu tính kế, thậm chí vào sinh ra tử, không
               phụ lòng tin cậy của họ Tào. Theo Vũ đế kỷ, Trình Dục truyện, và Tuân Úc
               truyện trong Tam quốc chí vào mùa hạ Hưng Bình năm đầu (Công nguyên
               năm 194), Duyện châu mục Tào Tháo thống lĩnh toàn bộ binh lực đi đánh
               Đào Khiêm, để lại Tuân Úc, Trình Dục giữ Quyên Thành (nay là phía bắc
               huyện Quyên Thành, Sơn Đông). Lúc đó, hai người bạn cũ của Tào Tháo,
               Trương Mạc, Trần Cung đã trở mặt, liên hợp với Lã Bố đánh Duyện châu.

               Khắp nơi trong thành đã treo cờ hàng. Còn ba nơi chưa hàng là Quyên Thành,
               Phạm  huyện  (Phạm  huyện,  Hà  Nam  ngày  nay)  và  Đông  A  (huyện  Dương
               Cốc,  Sơn  Đông  ngày  nay).  Nếu  không  giữ  được  ba  tòa  thành  này  thì  Tào
               Tháo  sẽ  biến  thành  chó  nhà  có  tang.  Tuân  Úc  bàn  với  Trình  Dục,  rồi  hai
               người chia nhau đi lo liệu. Trước hết Trình Dục lo ổn định Phạm huyện, sau
               đó mới cùng Tào Chi đi cố thủ Đông A. Tuân Úc nhanh chóng điều động Hạ

               Hầu  Đôn  thái  thú  Đông  quận  cùng  giữ  Quyên  Thành.  Hạ  Hầu  Đôn  đến
               Quyên Thành liền “giết chết hơn chục kẻ phản loạn” trong một buổi tối, mới
               ổn định được tình hình. Lúc này, Thứ sử Dự châu Quách Công dẫn mấy vạn
               quân đến dưới thành đòi gặp Tuân Úc. Hạ Hầu Đôn nói, không được! Các hạ
               trấn thủ một châu, đi là nguy hiểm đến tính mạng. Tuân Úc bảo, đừng lo!
               Quách Công lúc thường chưa hề câu kết với Trương Mạc. Hắn đến gấp thế
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279