Page 293 - Phẩm Tam Quốc
P. 293

là cháu đời thứ XX của Khổng Tử; quan to, là người thợ lớn (bộ trưởng kiến

               thiết). Vì vậy Khổng Dung chết muộn hơn.
                  Khổng Dung không chỉ một lần đắc tội với Tào Tháo nên bị Tháo giết.
               Kiến An năm thứ II (Công nguyên năm 197), Viên Thuật xưng đế, Tào Tháo
               muốn lấy việc công báo thù riêng, nhân đó muốn giết chết Thái úy Dương

               Bưu – người có quan hệ hôn nhân với Viên Thuật. Sau khi biết tin, Khổng
               Dung tìm đến Tào Tháo, nói: Chu thư viết: “Cha con anh em, tội không liên
               can”, huống chi Dương Bưu chỉ là thân gia của Viên Thuật. Tào Tháo nói
               thẳng luôn, đây là ý của hoàng thượng. Khổng Dung thầm nghĩ, phải vạch
               mặt ngươi! Mới hỏi lại: Chẳng nhẽ Thành vương muốn giết Chiêu công, Chu
               công cũng nói là không biết? Nay thiên hạ kính nể ngài, vì ngài thông minh,

               nhân trí, làm việc công minh. Nếu như lạm dụng giết người vô cớ thì e người
               trong thiên hạ đều phải lo lắng. Việc thứ nhất, Khổng Dung này đường đường
               là nam tử hán nước Lỗ, ngày mai sẽ không lên triều! Tào Tháo thấy nói cũng
               có lý nên không giết Dương Bưu, nhưng từ đó trong lòng đã có vết ố.

                  Về phần mình, Khổng Dung quyết không để Tào Tháo yên, mỗi khi có dịp,
               liền tìm những sơ hở của Tào Tháo rồi bằng phương thức nhiễu loạn, đánh
               trúng tim đen nhằm xổ hết những điều bất mãn với Tào Tháo. Theo chú dẫn
               Ngụy  thị  Xuân  Thu  của  Bùi  Tùng  Chi  trong  Tam  quốc  chí  –  Thôi  Diễm
               truyện, Kiến An năm thứ IX (Công nguyên năm 204), Tào Tháo công phá

               Nghiệp Thành, Tào Phi cướp Chân thị – vợ Viên Hi, về làm vợ. Khổng Dung
               liền  có  thư  gửi  Tào  Tháo  nói,  năm  đó  Vũ  vương  đánh  Trụ,  đem  Đát  Kỷ
               thưởng cho Chu công. Tào Tháo biết Khổng Dung học rộng, nên cho chuyện
               đó là thật, liền hỏi đã đọc sách nào. Khổng Dung nói “Ngày nay chuyện xảy
               ra ngay trước mắt”. Theo chú dẫn Hán kỷ của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc
               chí – Thôi Diễm truyện, Tào Tháo muốn tiết kiệm lương thực nên hạ lệnh
               cấm tửu. Khổng Dung liền nhảy ra hát phản điệu, rằng trên trời có tửu tinh,

               dưới đất có tửu tuyền, nhân gian có tửu đức, vậy sao lại cấm tửu? Hơn nữa từ
               xưa thường vì đàn bà mà mất nước, vậy sao không cấm đàn bà?
                  Dĩ nhiên là họ Tào rất khó chịu về những lời đó. Nhưng vì Khổng Dung

               đầu  to,  tiếng  tăm  lớn,  nên  Tháo  đành  cho  qua:  “Bề  ngoài  khoan  dung,  bề
               trong thì bất bình”.
                  Nếu Khổng Dung chỉ nói mấy lời châm biếm đó hoặc nói năng nhẹ nhàng
               hơn thì có thể Tào Tháo đã nhẫn nhịn, cho qua. Tiếc rằng Khổng Dung còn

               muốn công kích vào cương lĩnh chính trị, đường lối chính trị của Tào Tháo.
               Mỗi khi Tào Tháo đưa ra một quyết sách to lớn, Khổng Dung đều phản đối.
   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298