Page 294 - Phẩm Tam Quốc
P. 294

Làm  sao  Tào  Tháo  có  thể  nhẫn  nhịn  được.  Ví  như  cuộc  chiến  Quan  Độ,

               Khổng Dung rêu rao trong triều rằng không thể thắng được Viên Thiệu. Tuân
               Úc đã phản bác lại, xem Tam quốc chí – Tuân Úc truyện. Lại theo Hậu Hán
               thư – Khổng Dung truyện, Khổng Dung từng dâng thư lên triều đình nói nên
               theo chế độ thời cổ đại trong vòng ngàn dặm ở kinh đô không nên phong hầu.
               Tào Tháo nghi rằng họ đang nhắm vào mình, muốn đẩy tước hầu của mình ra
               ngoài ngàn dặm. Nên nhân lúc quan hệ giữa Khổng Dung và Lưu Bị có chỗ
               bất đồng, Tào Tháo quyết định tiêu diệt Khổng Dung trước khi dùng binh

               đánh Kinh châu.
                  Nhưng Khổng Dung vốn không phải là loại chuột bọ vô danh, muốn giết
               hẳn phải theo từng bước một. Vừa khéo vào tháng sáu năm Kiến An thứ XIII

               (Công nguyên năm 208), Tào Tháo cải cách quan chế, khôi phục chức thừa
               tướng và ngự sử đại phu. Người nhận chức ngự sử đại phu (bộ trưởng bộ
               giám  sát)  là  Si  Lự  đã  nói  ở  phần  trước.  Si  Lự  vốn  đã  bất  hòa  với  Khổng
               Dung, được tin dùng nên đã hiểu ngay ý của Tào Tháo. Theo Khổng Dung
               truyện, Si Lự thu thập ngay tội chứng của Khổng Dung và cho một người là
               Lộ Túy báo tài liệu lên. Điều quan trọng nhất trong đó là câu nói bốc “Người
               có thiên hạ, cứ gì phải là mão kim đao” – Mão kim đao tức là chữ lưu. Đó là

               lời mưu phản, đương nhiên kẻ đáng giết phải giết. Thế là Khổng Dung bị
               nhốt ngay vào ngục, xử tử. Năm đó Khổng Dung năm mươi sáu tuổi, vợ, con
               đều bị giết sạch.

                  Có điều Tào Tháo giết Khổng Dung không vì tội danh “mưu phản”, mà vì
               tội  danh  “bất  hiếu”.  Theo  chú  dẫn  Ngụy  thị  Xuân  Thu  của  Bùi  Tùng  Chi
               trong Tam quốc chí – Thôi Diễm truyện, vì tiếng tăm Khổng Dung quá lớn,
               Tào Tháo sợ người khác không phục, nên đành phải công bố tội danh. Nghe
               nói Khổng Dung có hai câu nói “bất hiếu”. 1- Cha và con có ân tình gì? Bàn
               về ý nghĩa thì chẳng qua tình dục phát tác một lúc thôi mà. Mẹ và con có gì là

               tình yêu thương? Chỉ như vật dụng để tạm trong vại sành, sau khi lấy ra thì
               hết quan hệ. 2- Gặp lúc mất mùa, có chút gì ăn, nếu cha mẹ không tốt thì nên
               đem cho người khác. Nói như vậy rõ ràng là “bất hiếu” rồi! Nên trong lúc ban
               bố tội trạng, Tào Tháo đã hằn học nói: “Dung phạm trời trái đạo, nói năng
               loạn  lễ,  tuy  giết  thị  triều,  nhưng  hận  là  muộn”  cũng  tức  là,  Khổng  Dung
               không những đáng giết mà còn giết quá muộn.

                  Đây là sự trị tội điển hình vì lời nói và cũng là nền chuyên chế chính trị
               điển hình. Trước hết, chúng ta không rõ có đúng là Khổng Dung đã nói như
               vậy không, bố cáo viết nghe Nễ Hành kể lại. Nễ Hành nghe Khổng Dung nói
   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299