Page 312 - Phẩm Tam Quốc
P. 312
Chương “võ nghệ cao cường, có thế tướng lĩnh”; mô tả Tào Thực là “văn tài
chói sáng, đúng là một người tài hoa”. Tức là, hai người họ, một văn tài, một
võ giỏi, Tào Phi được coi là văn võ song toàn. Lúc đó Tào Phi là thi nhân nổi
tiếng, cùng Tào Tháo, Tào Thực xưng là “Tam Tào”. Đương nhiên trong
“Tam Tào” thơ của Tào Phi không bằng cha và em, nhưng địa vị trong văn
học sử lại không hề thấp. Một là có sáng tạo, như bài “Yến hành ca” được coi
là tổ của loại thơ thất ngôn. Hai là có lí luận, như Điển luận – Luận văn được
coi là kinh điển phê bình sử trong nền văn học Trung Quốc. Trong lúc giảng
văn học sử, ngài Lỗ Tấn còn gọi Ngụy Tấn là “thời đại Tào Phi”, nhận định
Tào Phi là đại diện cho tinh thần “văn học tự giác”. Một người có hai điều
“làm mốc thời đại”, đó là Tào Phi.
Võ công của Tào Phi cũng rất khá, cưỡi ngựa múa kiếm đều có hạng. Tào
Phi bắn tên cũng tài, đạt tới trình độ “đuổi thú từ mười dặm, trăm phát trăm
trúng”; kiếm thuật cũng giỏi, có thể so kiếm đấu võ với cao thủ võ lâm thời
đó. Theo Điển luận – Tự thuật, Tào Phi từng cầm cây mía thay kiếm so tài
với Uy Vũ tướng Đặng Triển, kết quả là đánh bại đối thủ. Vì vậy, không thể
vì Tào Thực có tài mà bảo là Tào Phi vô năng. Ngược lại, chúng ta còn phải
thừa nhận Tào Phi toàn diện hơn Tào Chương, Tào Thực.
Huống hồ Tào Phi còn có một ưu thế nữa, nhiều tuổi nhất. Lập đích lấy
trưởng, đó là truyền thống là quy chế, ngay như Cao hoàng đế Lưu Bang
cũng không thể không theo. Lúc Tào Tháo trưng cầu ý kiến thì ý của phái
chính thống cũng là vậy. Thôi Diễm truyện, Mao Giới truyện, Hình Ngung
truyện, Giả Hủ truyện trong Tam quốc chí đều ghi lại những ý kiến đó. Tập
trước chúng ta đã nói tới ý kiến của Thôi Diễm. Thái độ của Mao Giới cũng
như Hình Ngung cũng rất rõ ràng, đều cho rằng lập đích lấy trưởng là điều
muôn thuở; cả, thứ không rõ ràng thì hậu hoạ khôn lường. Mao Giới còn
nhấn mạnh bài học từ chỗ Viên Thiệu. Nhưng Giả Hủ là người có ý hay nhất.
Tào Tháo từng hỏi riêng Giả Hủ, cuối cùng nên chọn ai là thích hợp nhất, Giả
Hủ yên lặng. Tào Tháo nói: ta đang hỏi ái khanh, sao ái khanh không nói gì
cả? Giả Hủ nói: đang mải nghĩ tới một chuyện! Tào Tháo hỏi: nghĩ chuyện
gì? Giả Hủ nói: chuyện của Viên và Lưu Biểu. Chúng ta đều biết, Viên Thiệu
và Lưu Biểu vì lập thứ không lập trưởng, làm nội bộ mâu thuẫn, dẫn tới diệt
vong. Điều đó, đương nhiên là Tào Tháo rõ. Cuối cùng thì “Thái tổ cười lớn,
thế là ngôi vị thái tử đã được chọn”.
Thực tế thì không phải Tào Tháo không nghĩ tới điều này. Kiến An năm
thứ XVI (Công nguyên năm 211), mấy người con của Tào Tháo đều được