Page 45 - Phẩm Tam Quốc
P. 45

§4. VỀ ĐÂU THEO AI

                  Vương triều Đông Hán, nền chính trị hủ bại, khiến Tào Tháo không thể trở
               thành “năng thần trị thế”; và tiếp đến là thiên hạ đại loạn, Tháo lại đứng trước

               sự lựa chọn mới: thân trong thời loạn, là anh hùng, là kiêu hùng hoặc là gian
               hùng? Thực tế chứng minh, từ năm 190 đến năm 200, Tào Tháo xứng là “anh
               hùng thời loạn”. Vì sao vậy, và có chứng cớ gì?
                  Ở tập trước chúng ta đã nói, Tào Tháo vốn muốn trở thành “năng thần trị

               thế”, nhưng lại gặp phải thời loạn. Một người thân trong thời loạn, lại có chí
               hướng, tinh thần trách nhiệm và năng lực, có thể có ba cách chọn lựa: là anh
               hùng, là kiêu hùng, là gian hùng. Đổng Trác, Viên Thiệu, Viên Thuật chọn
               làm “loạn thế kiêu hùng”; còn Tào Tháo, thì từ lâu đã muốn làm “anh hùng
               thời loạn”.

                  Niên hiệu Trung Bình thứ VI (năm 189), Linh đế băng hà, Đổng Trác vào
               kinh,  phế  thiếu  đế  Lưu  Biểu  làm  Hoằng  Nông  vương,  lập  Lưu  Hiệp  làm
               hoàng đế là Hán Hiến đế. Thế là “Kinh đô đại loạn”. Lúc này Tào Tháo đã
               trở  lại  triều  đình,  là  Điền  quân  hiệu  úy  ở  Tây  viên.  Tháng  tám  niên  hiệu
               Trung Bình thứ V (năm 188) thời Hán Linh đế, Tây viên quân được thành

               lập, tương đương với cận vệ quân của đế quốc. Dưới có tám viên hiệu úy,
               Kiển Thạc – người có chú bị Tháo đánh chết, cầm đầu, là Thượng quân hiệu
               úy. Thứ đến là Hổ bôn trung lang tướng Viên Thiệu là Trung quân hiệu úy.
               Chức Điền quân hiệu úy của Tào Tháo xếp hàng thứ tư, sau Hạ quân hiệu úy
               Bào Hồng. Tào Tháo lúc này đã khác với Tào Tháo lúc còn là Bắc bộ úy cục

               phó công an cấp huyện của thành Lạc Dương. Đổng Trác cũng thấy Tháo là
               nhân tài, nên đã tiến cử Tháo là Kiêu Kỵ hiệu úy, muốn cùng Tháo mưu đồ
               việc lớn. Vì biết nhìn xa trông rộng, lại nhạy bén về chính trị, Tháo biết nếu
               theo Đổng Trác chỉ hại dân hại nước, tất sẽ diệt vong nên ngay trong đêm đã
               thay tên đổi họ rời khỏi Kinh châu, chuẩn bị về quê. Việc giết cả nhà Lã Bá
               Sa đã xảy ra trên đường chạy nạn.

                  Có điều, Tháo nhanh chân thì lệnh truy sát của Đổng Trác lại càng nhanh.
               Tào Tháo đã ra khỏi Lạc Dương, qua cửa Hổ Lao (nay là huyện Vinh Dương,
               Hà Nam), lúc đến huyện Trung Mâu (nay là thi trấn Trịnh Châu), bị viên đình
               trưởng  nhỏ  nhoi  (cấp  bậc  giữa  thôn  trưởng  và  hương  trưởng)  coi  là  nghi

               phạm, giải về nha môn quy án. Lúc này thì lệnh truy sát của Đổng Trác cũng
               đã tới, nha môn huyện Trung Mâu đã nhận được lệnh từ kinh thành gửi tới.
               Tào Tháo một mực không nhận mình là Tào Tháo, nhưng đã bị một công tào
               nhận ra. Một viên chức trong huyện là người có học cho rằng thiên hạ đại
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50