Page 51 - Phẩm Tam Quốc
P. 51

anh hùng thời loạn” hoặc như Thế thuyết tân ngữ “anh hùng loạn thế, gian tặc

               trị thế”. Lúc này nhìn lại, thì ít ra trong khoảng mười năm từ Công nguyên
               năm 190 đến Công nguyên năm 200, Tháo được coi là “anh hùng loạn thế” vì
               trong lúc đất nước nguy nan, dân tộc nguy vong chi có một mình Tào Tháo
               dám đứng ra lo việc hưng vong của thiên hạ. Nếu nói còn có người làm được
               như vậy, thì người đó là Tôn Kiên cha của Tôn Quyền. Nhưng đem so với
               Tháo thi Tôn Kiên còn thấp hơn một bậc. Vì Tào Tháo không chỉ gan dạ mà
               còn mưu lược. Vậy, Tào Tháo đã làm gì để tỏ ra là cao hơn?

                  Chúng ta xem những việc Tào Tháo đã làm.

                  Từ Công nguyên năm 191 (niên hiệu Sơ Bình thứ II thời Hán Hiên đế) đến
               Công nguyên năm 196 (Kiến An năm đầu thời Hán Hiến đế), Tào Tháo làm
               được ba việc quan trọng, lấy đất, mộ binh và lập đồn điền. Ba việc mà Tào
               Tháo làm được có liên quan đến việc khỏi nghĩa của Khăn Vàng. Những năm
               cuối  thời  Đông  Hán,  chính  trị  hủ  bại,  những  người  nông  dân  không  còn

               đường sống, đều chít khăn vàng được giáo đoàn thủ lĩnh đạo Thái Bình dẫn
               đầu vùng lên khởi nghĩa với khẩu hiệu “Trời xanh đã chết, trời vàng đang
               lên”.  Rõ  ràng  quan  bức  thì  dân  phản,  nhưng  với  Tào  Tháo  thì  đây  là  đại
               nghịch  bất  đạo,  cần  phải  tiêu  diệt.  Có  điều,  triều  đình  Đông  Hán  và  quan
               trường thời đó đã quá hủ bại, trong lúc bọn tham quan ô lại đang tranh quyền
               đoạt lợi thì đội quân Khăn Vàng đã lớn mạnh, trở thành vấn đề. Công nguyên

               năm 192 (năm Sơ Bình thứ III thời Hán Hiến đế), đội quân Khăn Vàng vốn tụ
               tập ở Thanh châu (trị sở ở thị trấn Trung Bác, Sơn Đông ngày nay), đã tiến
               vào  Duyện  châu  (huyện  Kim  Hưng  Sơn  Đông  ngày  nay),  Thái  thú  Duyện
               châu Lưu Đại không nghe lời khuyên của Bào Tín, đã bị quân Khăn Vàng
               giết chết. Lúc này Tào Tháo được Viên Thiệu bổ nhiệm làm Thái thú Đông
               quận, Bào Tín cùng Trần Cung đến mời Tào Tháo về làm Duyện châu mục.
               Theo chú dẫn Thế ngữ của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Vũ đế kỷ,

               Trần Cung nói với Tháo, nay Duyện châu không còn chủ, triều đình không
               thể bổ nhiệm, mời Thái thú tới đó, “Đây là đất có thể thu thiên hạ, thành bá
               nghiệp”. Trần Cung nói với các quan Duyện châu, “Tào Tháo có tài, hiện
               nhiệm mệnh ở Đông quận, nếu mời về làm châu mục, tất sẽ yên dân”. Bào
               Tín và mọi người đều đồng ý. Thế là Tào Tháo được Duyện châu, một căn cứ
               địa quan trọng.

                  Sau khi Tào Tháo là Duyện châu mục, đã đem quân tác chiến với Khăn
               Vàng, theo chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Vũ đế
               kỷ, lúc này lực lượng của Tào Tháo không bằng quân Khăn Vảng. Binh sĩ
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56