Page 21 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 21

BÀI GIẢNG TÌNH HUỐNG MÔN HỌC “LÃNH ĐẠO” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
                                  TẠO CAO HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

                                              Viện sĩ, TSKH Nguyễn Văn Đáng

                                Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
                                                 E-mail: nvdang@ntt.edu.vn


                                                          Tóm tắt

                  Phương pháp “tình huống – case study” tạo cơ hội cho học viên luyện tập giải quyết các vấn đề

               tương tự như trong thực tế, nâng cao năng lực xử lý đòi hỏi lồng ghép nhiều tầng kiến thức, kỹ
               năng, kể cả tinh thần và thái độ khi tiếp cận các tình huống khác nhau. Lãnh đạo là môn học có
               yêu cầu rất cao về khả năng đề xuất phương pháp giải quyết các vấn đề thực tế đối với học viên.
               Do vậy, các case study thuộc môn học Lãnh đạo phải có tính thực tiễn và có thể được trình bày
               theo nhiều hình thức khác nhau để gây cảm hứng, tạo điều kiện cho học viên trau dồi các kỹ năng
               lãnh đạo và quản lý, xây dựng môi trường khuyến khích nhân viên phát triển tư duy phản biện,
               đưa ra sáng kiến đổi mới, sẵn sàng đối mặt với xung đột để tìm cách giải quyết cũng như sẵn sàng
               cho sự thay đổi của tổ chức.




                  Mở đầu

                  Môn học “Lãnh đạo” dành cho học viên cao học ngành quản trị kinh doanh là rất cần thiết và
               đặc biệt quan trọng, vì đa số các học viên đã tốt nghiệp đại học và đang công tác tại các đơn vị
               kinh doanh/tổ chức khác nhau, họ đã và đang thực tế trong công tác lãnh đạo và quản lý. Nhưng
               phương pháp giảng dạy nào có thể thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế đối với các học
               viên, khi phải đối mặt với các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý? Ở điều kiện thực tế,
               học viên thường gặp nhiều “tình huống” hay “vấn đề” khác nhau cần phải giải quyết; nhưng trong
               học tập, học viên chỉ được học lý thuyết và có thể được tiếp xúc với một số thí dụ minh họa nhưng
               ít còn giá trị thời sự. Mặt khác, tính khoa học của các môn học trong chương trình đào tạo nhiều
               khi không được liên kết trong một phổ kiến thức chung, có tính rời rạc thay vì hội tụ. Phương pháp
               “tình huống – case study” tạo cơ hội cho học viên luyện tập giải quyết vấn đề tương tự như trong
               thực tế, nâng cao năng lực xử lý đòi hỏi lồng ghép nhiều tầng kiến thức, kỹ năng, kể cả tinh thần
               và thái độ khi tiếp cận các tình huống khác nhau. “Lãnh đạo” là môn học có yêu cầu rất cao về
               luyện tập năng lực xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề thực tế đối với học viên. Do vậy, các

               case study thuộc môn học Lãnh đạo cần được soạn thảo càng thực tế càng tốt và có thể được trình
               bày theo nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho học viên trau dồi các kỹ năng lãnh đạo và
               quản lý, xây dựng môi trường khuyến khích nhân viên phát triển tư duy phản biện, đưa ra sáng
               kiến đổi mới, sẵn sàng đối mặt với xung đột để tìm cách giải quyết cũng như sẵn sàng cho sự thay
               đổi của tổ chức.

                  1. Nhận thức về Lãnh đạo và Quản lý
                  Hiện nay, khái niệm Lãnh Đạo và Quản lý vẫn đang được hiểu một cách chưa đầy đủ, rõ ràng.

               Điều đó không chỉ gây tranh luận trên phương diện lý luận, mà nó còn là nhận thức sai lầm khá

                                                                                                          20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26