Page 22 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 22

nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo mới chỉ xuất hiện với tư cách như một
               ngành khoa học chưa đầy một thế kỷ, nhưng nó được coi là bước tiến sáng tạo vĩ đại của thế kỷ
                  [1]
               20  . Mặc dù khái niệm Lãnh Đạo chỉ là một bộ phận tách rời từ công tác quản lý, nhưng nó lại
               là một công việc độc lập, nhiều khi mang ý nghĩa bao trùm cả quản lý và là yếu tố vô cùng quan
               trọng.

                  Có nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Theo Ken Blanchard (1961): “Lãnh đạo là quá
               trình tạo ảnh hưởng đối với những người cùng làm việc và thông qua họ đạt được các mục tiêu đặt
               ra trong môi trường làm việc tốt”. Kreiner và Kinicki (2001) định nghĩa: “Quản lý là quá trình làm
               việc với và thông qua những người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả
               và đạo đức trong môi trường biến động”.

                  2. Sự khác nhau giữa Lãnh đạo và Quản lý

                  2.1. Cách thức đạt mục tiêu khác nhau

                  Lãnh đạo và quản lý đều hướng đến việc đạt mục tiêu thông qua người khác nhưng lãnh đạo
               đạt được kết quả bằng cách tạo ảnh hưởng lên nhân viên cấp dưới, để họ tự nguyện, tự giác thực
               hiện công việc được giao theo mục tiêu đã đề ra; còn quản lý đạt được mục tiêu bằng cách tác
               động vào nhân sự và công việc bằng quyền lực của mình. Nói cách khác, lãnh đạo tác động và
               đánh thức sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong mỗi con người, còn quản lý tác động và kiểm soát
               thông qua công việc.

                  2.2. Hai vai trò riêng biệt?

                  Hiện nay, thời đại @ làm xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, dựa trên nền tảng chính yếu là
               những lao động tri thức, có nhiều thành phần, nhiều tầng lớp với cơ cấu tổ chức ngày càng phức
               tạp, đòi hỏi phải có các phương pháp Lãnh đạo và Quản lý hiện đại thay thế những phương pháp
               Lãnh đạo và Quản lý truyền thống đã không còn phù hợp.

                                                            [2]
                  Trong cuốn sách What Leaders Really Do?  , John Kotter nhận định: “Lãnh đạo và quản lý là
               hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi
               trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”. Trên thực tế, cả lãnh đạo và quản lý
               đều quan trọng, mặc dù là hai phương thức hành động khác biệt nhưng đều cần thiết trong một
               công việc, tác động tương hỗ lẫn nhau

                  2.3. Một số khác biệt giữa Lãnh đạo và Quản lý

                  Nội dung chủ yếu của công tác quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát (gồm
               giám sát, đánh giá…). Trong quản lý truyền thống người ta coi việc giám sát và đánh giá là trọng
               tâm và thường được đề cao quá mức cần thiết. Ngược lại, vai trò lãnh đạo thường bị xem nhẹ.
               Lãnh đạo thuộc phạm trù nghệ thuật dùng người, mà cốt lõi của nó là sáng tạo; nhà quản lý coi
               con người là tài sản hoàn toàn theo nghĩa đen, còn nhà lãnh đạo coi con người là tài sản quý giá
                                                                  [3]
               nhất theo đúng nghĩa của nó. Theo Peter F. Drucker  : “Quản lý là một tác động có mục tiêu đến
               một hệ thống nhằm duy trì hệ thống đó ở một trạng thái hiện tại hoặc đưa hệ thống đó đến một
               trạng thái mới cao hơn”; và “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng và truyền cảm hứng nhằm nâng
               tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu chuẩn cao

               hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông thường”.



                                                                                                          21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27