Page 26 - Thái Cực Dưỡng Sinh-Đỗ Quang Vinh
P. 26

Thaùi-Cöïc döôõng sinh                                             Ñoã Quang-Vinh



               B- Tứ lục bộ: (*)

                       Thế này đối lập với “đăng sơn bộ” đổi ngược
               lại cho chân sau đỡ lấy 60% sức nặng và 40% sức
               nặng đè lên chân trước. Chuyển từ thế “đăng sơn”

               sang “tứ lục” diễn tiến như sau:

                       5-  Từ  từ  mở  bàn  chân  trước  giữ  gót  chân
               bám chặt mặt đất làm trụ để nâng mũi bàn chân
               lên, trong khi đó khuỵu đầu gối chân sau để cho
               chân  trước  duỗi  ra  mà  gót  chân  trước vẫn đóng
               chặt trên mặt đất. Trong thế này, người tập như
               thể đang ngồi trên đầu gối khuỵu của chân sau đỡ
               lấy 60% sức nặng thân hình, và do đó chân trước                                           (6)                        (7)
               chỉ đỡ lấy 40% sức nặng toàn thân. Ðây là luyện

               các khớp của gối và hông (h. 6).

                       Nên nhớ trong thế đứng này, vì lưng eo vẫn

               thẳng và vì đầu gối chân sau khuỵu trong khi gót
               chân trước vẫm bám trụ nên mặt phẳng của thân
               hình  đương  nhiên  tuy  vẫn  thẳng  góc  với  mặt
               phẳng của mặt đất nhưng nay chuyển về hướng

               bắc chính diện.
                                                                                         (8)                          (9)
                        Sự chuyển dịch liên tục giữa hai thế “đăng
               sơn” và “tứ lục” vì thế trở nên nhịp-nhàng.(h. 6-9)

               (*) Tác-giả Yang Jwing Ming gọi 2 thức này là Dang San Bu (Đăng
               Sơn  Bộ)  và  Ssu  Lieu  Bu,  the  Fouth  Six  Stance,  (Tứ  Lục  Bộ) [Yang
               Style TaiChi Chuan, Unique Publications, Inc., 1982)





                                                                              24
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31