Page 44 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 44
Ký, khóc thương nàng Tiểu-Thanh tài sắc triều Minh. Nàng quê ở
Quảng-Lăng, lấy lẽ Phùng-Sinh, bị vợ cả ghen, đem an-trí ở núi
Cô-sơn, cạnh Tây Hồ thuộc Hàng Châu, uất-ức thành bệnh mà chết,
mới 18 tuổi. Nàng có một tập thơ cảm thương thân phận, lời lẽ
thống-thiết bi-ai, chết rồi, vợ cả vẫn còn ghen, lấy đốt đi, chỉ còn
sót ít bài cháy dở-dang, người đời sau gọi là “Phần-Dư-Cảo” (phần
là đốt, dư là còn lại). Mộ Tiểu Thanh nay còn ở bên núi Cô-Sơn,
Tây Hồ, thuộc Hàng Châu.
• Ngưòi viết xin tạm dịch theo thể cổ-phong như sau:
Vườn Tây mai thắm bỏ hoang vu,
Ta khóc bên song viết lá thư:
Hậu-thế xót thương hồn phấn sáp,
Dạ ghen nỡ đốt nghiệp văn thơ?
Hận tình vốn dĩ: Trời, khôn hỏi!
Oan kẻ tài hoa cảm-hoá ta.
Chẳng biết, sau hơn ba thế-kỷ,
Thiên-hạ, ai người khóc Tố Như?
• Nhân nói về thơ cổ-phong, soạn-giả Ðặng Cao-Ruyên kể
lại trong một bài viết của giáo-sư Nguyễn Ngọc-Bích có dẫn lời
một tác-giả chê 2 câu kết của Nguyễn-Du là thất niêm. Chúng tôi
xin lưu ý, nếu biết rằng thơ cổ-phong giống như thơ Ðường nhưng
không buộc phải theo niêm luật và đối, miễn là có vần điệu, hoặc
độc-vận, hoặc liên-vận, lại không hạn-định số câu và có thể trường
thiên, thì sự phê-bình này e hấp-tấp (sách dẫn trang 149 ở dưới,
chú-thích A-2).
Vì vậy, nếu chuyển ngữ theo thể đường-luật, xin đổi lại bài dịch
thể cổ-phong của chúng tôi trên đây như sau:
Vườn Tây mai thắm bỏ hoang vu,
Tựa cửa khóc nàng ta viết thư.
Hậu-thế xót thương hồn phấn sáp,
Dại ghen nỡ đốt nghiệp văn thơ?
Hỏi trời tình-hận: nào đâu dễ!
Cảm khách tài-hoa: oan thế a?
Ðã chắc sau hơn ba thế-kỷ,
Có ai buồn khóc Tố Như ư?
43