Page 202 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 202
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Thay vì dịch là cá cắn câu sẽ bị ép vần, ông cưỡng từ đổi lại
là cắn cu. Nhưng không hẳn là thời bấy giờ ông Vĩnh đã có ý
sáng tác loại thơ này, chẳng qua vì túng vần mà thôi.
Ngay như ca-dao cũng có khi vì túng vần mà phải ép từ,
chẳng hạn đáng lý phải nói là “một vài” lại nói là “một và” để
cho hiệp vần với “bà” ở câu trên, như bài ca-dao sau đây:
“Con dậy, con ăn, con ở với bà,
Để mẹ đi kiếm một và em thêm”
Vả lại sau đó cũng chẳng thấy ai noi theo để cho cách làm
thơ như vậy biến thành phong trào như ngày nay, bởi vì
cách làm thơ ấy không phải là sản-phẩm của thời-đại. Trái
lại chính vì là sản-phẩm của thời-đại, nên thơ Bút Tre mới
thành hình và triển nở thành cái mà người ta vinh tôn như
một trường-phái, “Trường Phái Bút Tre”, một nét son chứng
tỏ “Tiếng Việt Tuyệt-Vời” do khả-năng sáng-tạo không
ngừng vậy.
(xem thêm: http://dactrung.net/Phorum/printable.aspx?m=227944 )
Những vần thơ Bút Tre là những tiếng nói quả-cảm, dí-dỏm
cười ra nước mắt, những ngọn roi trào-phúng xót-xa nói lên
những tiếng lòng ẩn-ức của kẻ thấp cổ bé miệng còng lưng
thấp-thoáng sau bức màn tre.
Quả là “Thơ Bút Tre” đã chọn cho mình danh xưng thích-
hợp. Đó là những ngọn bút tre mà như giáo sư Pujarniscle,
người Pháp, đã được đề-cập ở phần I bên trên, khi ông
nhận-định rằng: cây tre biểu-thị lòng cương-quyết, một cá-
tính của dân-tộc Việt: “Đây không phải là sự cương-quyết
của cây sến đứng đầu bão táp, mà là của cây sậy, hay đúng
201