Page 205 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 205

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            văn đượm vẻ óng-chuốt của ngôn-ngữ bác-học. Tiếng Việt
            hài-hòa giữa vẻ đẹp bình-dân thôn-dã với vẻ đẹp cổ-kính thị-
            thành. Trong lớp áo vải thô màu đất màu bùn người ta vẫn
            thấy  những  tình-tự  thắm-thiết,  những  cảm-nghĩ  sâu-xa,
            những  mơ-tưởng  dạt-dào  rất  chân-thực  mà  cũng  rất  thiết-
            tha.

            1- Bóng-bảy qua ngôn-ngữ ám chỉ

            Cho nên trong ngôn-ngữ Việt, bằng những lời lẽ ngọt-ngào
            duyên-dáng,  kín-đáo  tế-nhị,  bao  nhiêu  hình-ảnh  rất  tầm-
            thường,  rất  quen  thuộc  được  tô  đậm  lên  thành  những  cái
            bóng mờ mờ ảo ảo vang-dội tiếng nói của tâm- tư:

                           “Sấm bên Đông, động bên Tây,

                      Tuy rằng nói đấy, nhưng đây động lòng.”

            Lời  nói  ở  đấy  mà  ý-nghĩa  ở  đây,  ngôn-ngữ  Việt  tận-dụng
            "chữ  nghĩa"  và  phối-hợp  các  thể  phú,  hứng,  tỉ  để  ám-chỉ.
            Văn-chương ám-chỉ bàng-bạc trong tục-ngữ ca-dao, huyền-
            thoại,  truyền-thuyết,  đã  trở  thành  một  kiểu  nói  thông-
            thường mà bất cứ một người dân quê nào cũng có thể buột
            miệng  ứng-khẩu  những  lời  lẽ  ý-tứ  xa-xôi.  Có  cái  bóng-bảy
            xỏ-xiên cay độc. Có cái bóng-bảy tình-tứ dễ thương.

                a) bóng-bảy xỏ-xiên cay độc:


                    * Cụ Tam-Nguyên Yên-Ðổ mượn hình nộm ông
            Nghè Tháng Tám vẫn thường bầy bên mâm cỗ của trẻ em
            ngày  Tết  Trung-Thu,  để  bóng  gió  chê-bai  các  ông  nghè
            mang danh Tiến-Sĩ nhưng vô-tài bất-xứng:

                                          204
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210