Page 203 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 203

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            hơn, là của cây tre rất ẻo-lả nhưng rất cứng rắn, mà người
            Việt-Nam  gọi  là  khôn-ngoan,  có  lẽ  bởi  chưng  cây  tre  ngã
            xuống  mà  không  gãy,  điều  này  trước  mắt  họ  là  sự  khôn-
            ngoan tột độ”.


                    *  Chính điều này lại một lần nữa cho thấy ngôn-ngữ
            là một thực-thể sống động, nó triển nở trong lòng dân-tộc
            và  cùng  với sự trưởng-thành  của  cộng-đồng.  Các  bộ-tộc  ít
            người, sống tản-mát, sự tổ-chức sinh-hoạt rời-rạc, lại không
            được văn-minh nuôi dưỡng, theo thời-gian, ngôn-ngữ của họ
            dần-dà bị mai-một. Tại hải-ngoại, người Việt dầu cho là một
            nhóm nhỏ song vẫn quây-quần sinh-hoạt chung thành một
            cộng-đồng  có  tổ-chức,  thuận-lợi  cho  sự  giao-tiếp  truyền-
            thông, lại thêm cố-gắng duy-trì tiếng Mẹ cho con em, ấy là
            cách để cho ngôn-ngữ được trau-giồi, văn-hóa được bảo-vệ.
            Chính vì vậy tiếng Việt vẫn luôn-luôn là thực-thể sống động
            và phát-triển không ngừng.

















                                          202
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208